Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài tập Thực hành nói và nghe trang 30 vở thực hành...

Bài tập Thực hành nói và nghe trang 30 vở thực hành ngữ văn 8: (trang 30, Vở thực hành Ngữ văn 8, tập 1)Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài...

Nhớ lại hướng dẫn quy trình nói và nghe. Giải Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 30 vở thực hành ngữ văn 8 - Thực hành nói và nghe trang 30 . Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài nói:

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

(trang 30, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài nói:

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm:…

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm):…

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng:…

- Giá trị:…

- Hướng bảo tồn, phát triển:…

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại:…

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại hướng dẫn quy trình nói và nghe

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm: nón lá

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm):

- Nón lá xuất hiện vào thế kỉ thứ XIII, thời nhà Trần

- Từ xa xưa do nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều, ông cha ta đã biết sáng chế ra chiếc nón lá. Nó được nhiều chiếc lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng, che mưa.

- Đặc điểm:

+ Chiếc nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như: lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá dứa, lá dừa,... Nón thường hay có dây đeo nhiều màu sắc bằng các loại vải mềm như vải nhung, vải lụa để giữ trên cổ.

+ Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt từ từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng: Nón thường dùng để che nắng, che mưa, làm quạt khi nóng. Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem là quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam.

- Giá trị: Chiếc nón lá gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân, với người phụ nữ Việt

- Hướng bảo tồn, phát triển: Muốn nón lá được bền lâu thì nên đội khi trời nắng, ít đi mưa, tránh tác động mạnh tay làm méo nón. Sau khi dùng nên bảo quản vào chỗ có bóng râm, nếu phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất đi tính thẩm mĩ và giảm thời hạn sử dụng của nón. Khi đội nón phải nhẹ nhàng, tránh làm hư quai nón, khi không sử dụng cần treo lên những nơi không ẩm ướt, lau khô nếu nón bị ướt. Không ngồi lên hay đè, nắn nón.

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại: Thể hiện đặc trưng văn hóa nước ta. Trải dài mọi miền đất nước, hình ảnh nón lá luôn hiện diện, đó chính là nét đẹp, nét duyên, là sự bình dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam