Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Cánh diều Câu hỏi Khám phá 1 trang 23 GDCD 9 Cánh diều: NGÔ...

Câu hỏi Khám phá 1 trang 23 GDCD 9 Cánh diều: NGÔ SĨ LIÊN – NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIẾNG Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)...

Em đọc kĩ thông tin để trả lời các câu hỏi. Trả lời Câu hỏi Khám phá 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Cánh diều - Bài 4. Khách quan và công bằng.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

NGÔ SĨ LIÊN – NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIẾNG

Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà sử học nổi tiếng, làm quan dưới ba triều đại nhà Lê.

Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên gắn với cuốn “Đại Việt Sử ký toàn thư”, là cuốn sách được biên soạn để khảo xét, đính chính lại hai sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên.

Trong quá trình biên soạn, một mặt, Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiên bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiều biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vỡ còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không còn gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử: "Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý,...”.

Tài viết sử của Ngô Sĩ Liên được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của ông thẳng thắn, công tội phân minh, ông bình luận về vua Lý Thái Tông rằng: "Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng

vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiểu còn có thiếu sót, ... ".

(Theo Đỗ Văn (2023), Kể chuyện Danh nhân Việt Nam,

NXB Thanh niên, Hà Nội, trang 112-114)

a. Em hãy xác định việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những việc làm đó.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Em hãy nêu một số trường hợp thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống và đưa ra nhận xét cho mỗi trường hợp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kỹ thông tin để trả lời các câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện: Đánh giá công tâm những nhược điểm của hai bộ quốc sử dù cho hai bộ sử đó được viết bởi những nhà sử học tiền bối mà ông rất kính nể.

Việc làm của Ngô Sĩ Liên thể hiện tinh thần khách quan, công bằng trong việc đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự việc

b.

Ví dụ về khách quan: Trong một cuộc họp công ty, khi đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, người quản lý dựa trên số liệu thực tế và kết quả công việc cụ thể thay vì cảm tính hay quan hệ cá nhân.

Nhận xét: Hành động của người quản lý thể hiện công bằng trong đánh giá, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, môi trường làm việc trở nên lành mạnh.

Ví dụ về thiếu khách quan: Trong một bài báo, nhà báo viết bài phê bình một sản phẩm mà không thử nghiệm thực tế, chỉ dựa vào thông tin từ một nguồn duy nhất và không kiểm chứng.

Nhận xét: Việc làm của nhà báo thể hiện sự thiếu khách quan, có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch, làm mất lòng tin của độc giả, gây thiệt hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Advertisements (Quảng cáo)