Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Bài 10.17 SBT Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều: Nếu...

Bài 10.17 SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều: Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo hình 10...

Vận dụng kiến thức về điện. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 10.17 - Bài 10. Năng lượng của dòng điện và công suất điện trang 31, 32, 33 - SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức là UĐ = 6 V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ là IĐ = 0,75 A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16 Ω và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 12 V.

a) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc đèn nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho ở trên.

b) Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo hình 10.2 thì phần điện trở R của biến trở bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về điện

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua biển trở và hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở khi đèn và biến trở được mắc nối tiếp với nhau là:

IB = IĐ = 0,75 (A).

Advertisements (Quảng cáo)

UB = U – UĐ = 12 – 6 = 6 (V).

Điện trở của biển trở khi đó là: \({R_B} = \frac{{{U_B}}}{{{I_B}}} = \frac{6}{{0,75}} = 8(\Omega )\)

b) Đèn mắc song song với R1 và đoạn mạch song song này sẽ mắc nối tiếp với điện trở có giá trị là: R2 = 16 – R1

Khi đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu R2:

U2 = U – UĐ = 12 – 6 = 6 (V)

Cường độ dòng điện qua R2 là: \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{6}{{{R_2}}}\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = UĐ = 6 (V).

Cường độ dòng điện qua R1 là: I1 = I2 – IĐ = \(\frac{6}{{{R_2}}} - 0,75 = \frac{6}{{16 - {R_1}}} - 0,75(A)\)

Giá trị điện trở R1 là: \({R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = 6:\left( {\frac{6}{{16 - {R_1}}} - 0,75} \right) \Rightarrow {R_1} = 8\sqrt 2 (\Omega )\)

Advertisements (Quảng cáo)