7.1
Khi đường kính của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì
A. điện trở của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 2 lần.
B. điện trở của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 4 lần.
C. điện trở của đoạn dây dẫn giảm đi 2 lần.
D. điện trở của đoạn dây dẫn giảm đi 4 lần.
Vận dụng kiến thức về điện trở
Khi đường kính của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì điện trở của đoạn dây dẫn giảm đi 4 lần.
\(R = \rho \frac{\ell }{S}\)
Đáp án: D
7.2
Điện trở của đoạn dây dẫn
A. tăng khi cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đó tăng.
B. tăng khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn tăng.
C. không thay đổi khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn thay đổi.
D. giảm khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn giảm.
Vận dụng kiến thức về điện trở
Điện trở của đoạn dây dẫn không thay đổi khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn thay đổi.
Đáp án: C
7.3
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở suất?
A. Ôm (Ω).
B. Ôm mét (Ωm).
C. Vôn (V).
D. Paxcan (Pa).
Vận dụng kiến thức về điện trở suất
Đơn vị đo điện trở suất là Ωm
Đáp án: B
7.4
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn tăng thì
A. cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn tăng.
B. cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn giảm.
C. điện trở của đoạn dâydẫn tăng.
D. điện trở của đoạn dây dẫn giảm.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn tăng.
\(R = \frac{U}{I}\)
Đáp án: A
7.5
Yếu tố nào sau đây không là nguyên nhân khiến các đoạn dây dẫn có điện trở khác nhau?
A. Tiết diện của dây.
B. Chất liệu của dây.
C. Chiều dài của dây.
D. Màu sắc của dây.
Vận dụng kiến thức về điện trở
\(R = \rho \frac{\ell }{S}\) nên màu dây không ảnh hưởng tới điện trở
Đáp án: D
7.6
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn đó?
A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D. Có lúc tăng, có lúc giảm tuỳ theo hiệu điện thể tăng ít hay nhiều.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn
Đáp án: C
7.7
Điện trở suất của vật liệu cảng lớn thì
A. vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
B. vật liệu đó dẫn điện càng kém.
C. vật liệu đó có hiệu suất càng lớn.
D. vật liệu đó chịu được áp suất lớn.
Vận dụng kiến thức về điện trở suất
Điện trở suất của vật liệu cảng lớn thì vật liệu đó dẫn điện càng kém.
Đáp án: B
7.8
Dựa vào công thức \(R = \frac{U}{I}\), một học sinh phát biểu như sau: "Điện trở của đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua nó”. Phát biểu này đúng hay sai? Vì sao?
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Phát biểu đó là sai vì điện trở dây của đoạn dẫn đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của dây, nó chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm: chất liệu, tiết diện, chiều dài dây dẫn mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
7.9
Ta biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện phải tăng cường độ dòng điện. Ví dụ để đèn sáng hơn thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Nhưng trong thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích vì sao.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Vì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn, cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn cũng tăng khiến tác dụng của dòng điện tăng lên. Cụ thể trường hợp này làm đèn sáng hơn.
7.10
Khoá K được mắc ở vị trí như ở đồ hình 7.1 có hợp lý không? Nếu chưa hợp lý hãy vẽ lại mạch điện và điền các kí hiệu (+) và (−) vào hai đầu mỗi dụng cụ đo điện.
Vận dụng kiến thức về cách lắp mạch điện
Advertisements (Quảng cáo)
Khoá K được mắc như hình 7.1 chưa hợp lý, khoá K cần được mắc với cực (+) của nguồn điện như hình 19.
7.11
Một học sinh trong khi tiến hành thí nghiệm đo cường độ dòng điện qua một đoạn dây dẫn đã bỏ sót không ghi một vài giá trị vào bảng kết quả. Em hãy điền những giá trị còn thiếu vào bảng (giả sử phép đo của bạn có sai số không đáng kể).
Bảng 7.1. Kết quả thí nghiệm đo cường độ dòng điện qua một đoạn dây dẫn
Lần đo |
U (V) |
I (A) |
1 |
0,8 |
0,05 |
2 |
1,2 |
? |
3 |
1,6 |
? |
4 |
2,8 |
? |
5 |
? |
0,2 |
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Kết quả:
Lần đo |
U (V) |
I (A) |
1 |
0,8 |
0,05 |
2 |
1,2 |
0,075 |
3 |
1,6 |
0,1 |
4 |
2,8 |
0,175 |
5 |
3,2 |
0,2 |
7.12
Hình 7.2 là một số đồ thị được vẽ trên cùng một hệ toạ độ. Hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn. Giải thích vì sao.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Đồ thị (III) biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn. Vì theo định luật Ohm, cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn đó.
7.13
Hình 7.3 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của hai đoạn dây dẫn khác nhau.
a) Từ đồ thị hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi đoạn dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu mỗi đoạn dây dẫn là 8 V.
b) Từ đồ thị hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn dây dẫn để cường độ dòng điện đi qua mỗi đoạn dây dẫn là 0,15 A.
c) Đoạn dây dẫn nào có điện trở lớn hơn? Giải thích bằng hai cách khác nhau.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
a) Khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu mỗi đoạn dây dẫn là 8 V, cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn R1 và R2 lần lượt là 0,1 A và 0,4 A.
b) Để cường độ dòng điện I đi qua mỗi đoạn dây dẫn là 0,15 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn R1 và R2 lần lượt là 12 V và 3 V.
c) Đoạn dây dẫn R1 có điện trở lớn hơn đoạn dây dẫn R2 vì:
– Với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn, cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn R1 nhỏ hơn cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn R2.
– Để cường độ dòng điện đi qua hai đoạn dây dẫn như nhau, phải đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn R1 hiệu điện thế lớn hơn.
7.14
Cho điện trở R = 20 Ω. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
7.15
Từ kết quả thí nghiệm với hai vật dẫn R1 và R2 khác nhau, người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi vật dẫn như hình 7.4. Hãy so sánh điện trở của hai vật dẫn đã dùng trong thí nghiệm.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Điện trở của vật dẫn R2 lớn hơn điện trở của vật dẫn R1.
7.16
Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua điện trở là I. Khi tăng hiệu điện thế thêm 15 V nữa thì cường độ dòng điện qua điện trở tăng hai lần. Tính hiệu điện thế U đã sử dụng ban đầu.
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua
điện trở là I, ta có: \(I = \frac{U}{R}\)
Tăng hiệu điện thế thêm 15 V thì cường độ dòng điện tăng hai lần, tức là:
\(2I = \frac{{(U + 15)}}{R}\)
Từ đó, ta tính được hiệu điện thế U đã sử dụng ban đầu là 15 V.
7.17
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn là 350 mA khi nó được mắc vào hiệu điện thế 14 V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đó tăng thêm 75 mA thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu?
Vận dụng kiến thức về định luật OHM
Điện trở của đoạn dây dẫn là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{14}}{{0,35}} = 40(\Omega )\)
Để dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 75 mA, tức là cường độ dòng điện khi đó là: I’ = 350 + 75 = 425 (mA) thì hiệu điện thể phải đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn là: U’ = I’.R = 0,425.40 = 17 (V).