Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 13 trang 17 SBT Toán 9 – Chân trời sáng tạo...

Bài 13 trang 17 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1: Giải các hệ phương trình: *20/c/x + y√3 = 0\x√3 + 2y = 2...

Dựa vào: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thếB1: Từ 1 phương trình của hệ, ta biểu diễn ẩn này theo ẩn kia. Lời giải bài tập, câu hỏi - Bài 13 trang 17 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Chương 1. Phương trình và hệ phương trình. Giải các hệ phương trình: a) (left{ {begin{array}{*{20}{c}}{x + ysqrt 3 = 0}\{xsqrt 3 + 2y = 2}end{array}} right...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Giải các hệ phương trình:

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y\sqrt 3 = 0}\\{x\sqrt 3 + 2y = 2}\end{array}} \right.\)

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt 3 x + y = 3 + 3\sqrt 2 }\\{2x - \sqrt 2 y = 2\sqrt 3 - 6}\end{array}} \right.\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

B1: Từ 1 phương trình của hệ, ta biểu diễn ẩn này theo ẩn kia, rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để nhận được một phương trình một ẩn.

B2: Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ.

Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số

B1: Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

B2: Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ để được một phương trình một ẩn và giải phương trình đó.

B3: Thế giá trị của ẩn vừa tìm được ở B2 và một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Kết luận nghiệm của hệ.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y\sqrt 3 = 0}\\{x\sqrt 3 + 2y = 2}\end{array}} \right.\)

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - y\sqrt 3 }\\{\left( { - y\sqrt 3 } \right)\sqrt 3 + 2y = 2}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - y\sqrt 3 }\\{ - 3y + 2y = 2}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2\sqrt 3 }\\{y = - 2}\end{array}} \right.\end{array}\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (\(2\sqrt 3 ; - 2\)).

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt 3 x + y = 3 + 3\sqrt 2 }\\{2x - \sqrt 2 y = 2\sqrt 3 - 6}\end{array}} \right.\)

\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = 3 + 3\sqrt 2 - \sqrt 3 x}\\{2x - \sqrt 2 \left( {3 + 3\sqrt 2 - \sqrt 3 x} \right) = 2\sqrt 3 - 6}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = 3 + 3\sqrt 2 - \sqrt 3 x}\\{2x - 3\sqrt 2 - 6 + \sqrt 6 x = 2\sqrt 3 - 6}\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = 3 + 3\sqrt 2 - \sqrt 3 x}\\{\left( {2 + \sqrt 6 } \right)x = 2\sqrt 3 + 3\sqrt 2 }\end{array}} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = 3\sqrt 2 }\\{x = \sqrt 3 }\end{array}} \right.\end{array}\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (\(\sqrt 3 ;3\sqrt 2 \)).

Advertisements (Quảng cáo)