Câu hỏi/bài tập:
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ được in đậm trong các trường hợp sau:
a.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao, phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Advertisements (Quảng cáo)
c. Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đọc kỹ các ví dụ, xác định các thành ngữ được in đậm và nêu hiệu quả.
a. Nghiêng nước nghiêng thành: như khuynh quốc khuynh thành, chỉ ý “có vẻ đẹp tuyệt hảo với sức lôi cuốn kì diệu” (khuynh: nghiêng). Ý nghĩa của thành ngữ này được gợi lên từ bài thơ của Lý Diên Niên đời Hán, trong đó có câu ca ngợi sắc đẹp của một mĩ nhân:
Nhất cố khuynh nhân thành;
Tái cố khuynh nhân quốc,
(Dịch nghĩa: Quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người,
Quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người.)
Hiệu quả: Trong trường hợp đã cho, thành ngữ này được sử dụng để diễn tả vẻ đẹp của Kiều, qua đó thể hiện thái độ ca ngợi của tác giả đối với tài sắc của nàng.
b. Bạc như vôi: thành ngữ bạc như vôi giúp người đọc hình dung cụ thể về sự bạc bẽo của số phận đối với nàng Kiều, thấu hiểu rõ hơn nỗi đau của nàng trong lời độc thoại đầy xót xa, ai oán ấy.
c. Đội trời đạp đất: thành ngữ đội trời đạp đất biểu đạt sinh động phong cách và hành động tự do, hiên ngang, không chịu ràng buộc, quy phục trước bất cứ uy quyền nào của Từ Hải, từ đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về khí phách anh hùng của nhân vật này.