Câu 1
Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ
Xem lại kiến thức về cách dẫn gián tiếp (SGK/89)
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là”,... và không được đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ: Phần “chuyện kia do ai nói ra” trong câu “Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói...” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là lời nói của Vũ Nương được dẫn gián tiếp.
Câu 2
Dẫn gián tiếp khác với dẫn trực tiếp như thế nào?
Xem lại kiến thức về cách dẫn gián tiếp và dẫn trực tiếp, so sánh để chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách dẫn.
Dẫn trực tiếp |
Dẫn gián tiếp |
|
Định nghĩa |
Dẫn trực tiếp Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. |
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. |
Dấu hiệu nhận biết |
Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. |
Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là” ... và không được đặt trong ngoặc kép. |
Ví dụ |
Ví dụ: Thành xem trăn trở, tự nhủ: “Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?” (Bồ Tùng Linh, Dế chọi) |
Ví dụ: Phần “chuyện kia do ai nói ra” trong câu “Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói...” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là lời nói của Vũ Nương được dẫn gián tiếp. |
Câu 3
Xác định lời dẫn và cách dẫn trong trường hợp sau:
Thành nghĩa: “Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.” (Bồ Tùng Linh, Dế Chọi)
Đọc kĩ ví dụ và xác định lời dẫn và cách dẫn.
Lời dẫn: “Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.”
Cách dẫn: Dẫn trực tiếp
Câu 4
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tư Lập cười mà nói: - Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là lọai ma quỷ, hưng yêu ác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả. Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy quắc vẫn tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng: - Các người khi trước vẫn thờ Phật rất là kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hòanh hòanh mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi, may có thể giúp ích cho mình.
a. Xác định lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên. Chỉ ra cách Nguyễn Dữ đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật và nêu tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích.
b. Thuật lại lời nói của nhân vật Tư Lập theo cách dẫn gián tiếp.
c. Chỉ ra điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên và phần thuật lại của em.
Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu.
a. Lời nói của Tư Lập trong đoạn trích đã cho:
- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là lọai ma quỷ, hưng yêu ác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả. Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy quắc vẫn tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng: - Các người khi trước vẫn thờ Phật rất là kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hòanh hòanh mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi, may có thể giúp ích cho mình.
Nguyễn Dữ đã sử dụng lời dẫn trực tiếp để dẫn lời nói của nhân vật.
Tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích: Việc sử dụng lời dẫn trực tiếp giúp cho việc miêu tả nhân vật chân thật hơn.
b. Em thuật lại lời nói của nhân vật Tư Lập theo cách dẫn gián tiếp:
Ví dụ: Tư Lập cười, nói rằng lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm mà không biết thực chất là do loài ma, quỷ, hưng yêu tác quái và những sự quấy rối bấy lâu nay đều do vật này cả.
c. Điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên và phần thuật lại của em là:
Lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích được đánh dấu bằng dấu gạch ngang, trong khi phần thuật lại của học sinh theo cách dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”. “là”.
Học sinh có thể dẫn lại lời nói của nhân vật theo cách diễn đạt của mình, do đó phần thuật lại của học sinh có thể không giống hoàn toàn với lời nói của nhân vật.
Câu 5
Trong các trường hợp sau, tác giả dùng cách nào để dẫn lại lời nói/ ý nghĩ của nhân vật? Việc sử dụng cách dẫn này có tác dụng gì?
a. Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cũng mã, bèn nhất định cố mời kì được.
b. Mọi người đều lắc đầu le lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ.
(Nguyễn Dữ, Cái chùa hoang ở Đông Triều)
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc lại các ví dụ, xác định cách để dẫn lời nói/ ý nghĩa của nhân vật và nêu ví dụ.
Trong các trường hợp đã cho, tác giả dùng cách dẫn gián tiếp để dẫn lại lời nói/ ý nghĩa của nhân vật. Phần lời nói/ ý nghĩa của nhân vật được in đậm.
a. Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cũng mã, bèn nhất định cố mời kì được.
b. Mọi người đều lắc đầu le lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ.
(Nguyễn Dữ, Cái chùa hoang ở Đông Triều)
Câu 6
Em đọc đoạn trích và hoàn thành bảng bên dưới (làm vào vở):
Hai vợ chồng mở mắt trông ra thì ra ràng bến cũ của mình, mừng lắm, bước ngay lên bờ. Chưa kịp quay lại nói, đã thấy hai người “bán kinh” trở gót ra về và trong chớp mắt đã biến đâu mất tích. Về nhà, ông gọi Thúc Ngư ra bảo rằng:
- Tục ngữ có câu: "Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Người mà con định chọn làm vợ thì nay bố mẹ đã thấy rõ ràng. Thật là “con giỏi dâu hiền”. Nhưng chưa biết cưới vào ngày nào? Quê quán ở đâu? Gia thế sang hay là hèn? Đường đi gần hay là xa? Con phải nói cho rõ, ta mới lo kịp.
Rồi kể lại rõ ràng quãng đường biển đã qua, cùng hai người kì dị tiễn về như thế nào. Thúc Ngư nói:
- Chỗ ở là đảo ấp, dòng dõi là hải tiên. Từ đảo ấp đến bờ biển Đông này xa chừng một vạn dặm. Theo lời người mối nói thì cuối tháng này tới kì hạn làm lễ cưới.
Cha hoảng sợ nói:
- Muôn dặm thì phải đi tới nửa năm. Cuối tháng thì chỉ còn ba ngày. Làm thế nào cho kịp được?
Thúc Ngư nói:
- Vợ con đã có thuật rút đường. Bố vợ lại không thách lấy lụa vàng. Lo gì không kịp việc?
(Lê Thánh Tông, Truyện lạ nhà thuyền chài)
Nhân vật |
Lời nói của nhân vật |
Cách tác giả sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật |
Tác dụng của lời dẫn trong văn bản |
|
|
|
|
Đọc kĩ đoạn trích và hoàn thành bảng đã cho.
Nhân vật |
Lời nói của nhân vật |
Cách tác giả sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật |
Tác dụng của lời dẫn trong văn bản |
Cha |
- Tục ngữ có câu: "Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Người mà con định chọn làm vợ thì nay bố mẹ đã thấy rõ ràng. Thật là “con giỏi dâu hiền”. Nhưng chưa biết cưới vào ngày nào? Quê quán ở đâu? Gia thế sang hay là hèn? Đường đi gần hay là xa? Con phải nói cho rõ, ta mới lo kịp.
|
Trực tiếp |
Làm cho việc miêu tả nhân vật trở nên chân thật hơn. |
Thúc Ngư |
- Chỗ ở là đảo ấp, dòng dõi là hải tiên. Từ đảo ấp đến bờ biển Đông này xa chừng một vạn dặm. Theo lời người mối nói thì cuối tháng này tới kì hạn làm lễ cưới.
|
Trực tiếp |
Làm cho việc miêu tả nhân vật trở nên chân thật hơn. |
Cha |
- Muôn dặm thì phải đi tới nửa năm. Cuối tháng thì chỉ còn ba ngày. Làm thế nào cho kịp được?
|
Trực tiếp |
Làm cho việc miêu tả nhân vật trở nên chân thật hơn. |
Thúc Ngư |
- Vợ con đã có thuật rút đường. Bố vợ lại không thách lấy lụa vàng. Lo gì không kịp việc?
|
Trực tiếp |
Làm cho việc miêu tả nhân vật trở nên chân thật hơn. |
Lưu ý: Trong đoạn trích, ngoài các lời dẫn trực tiếp, còn có lời dẫn gián tiếp kể lại lời nói của cha Thúc Ngư: Rồi kể lại rõ ràng quãng đường biển đã qua, cùng hai người kì dị tiễn về như thế nào.