Câu 1
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ………….hoặc không chia khổ và cách nhịp…………..Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần…………….và vần………..thành từng cặp luân phiên bằng, trắc.
Đọc lại khái niệm về thơ tám chữ và điền vào chỗ trống.
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và cách nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc.
Câu 2
Nêu một vài điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ.
Dựa vào bài viết của bản thân, Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ tám chữ (Phần Hướng dẫn quy trình viết) và trải nghiệm của bản thân để nêu một vài đặc điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ.
Những lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ:
+ Lựa chọn đề tài mà bản thân dễ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ.
+ Về nội dung: bài thơ thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về con người hoặc thiên nhiên. Lựa chọn nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ.
+ Về hình thức:
Có các dòng thơ tám chữ.
Gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng một số biện pháp tu từ. Từ ngữ, hình ảnh sinh động, thể hiện được chủ đề của bài thơ và điều người viết muốn nói.
Câu 3
Vẽ sơ đồ bố cục đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ.
Xem lại Tri thức về kiểu bài, vẽ sơ đồ thể hiện bố cục
Câu 4
Chọn một bài thơ tám chữ và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Lựa chọn bài thơ tám chữ mà bản thân yêu thích kết hợp với tri thức về kiểu bài (SGK/25) để thực hành viết đoạn văn.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của bản thân về một bài thơ tám chữ.
Bài viết phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Về nội dung: Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.
+ Về hình thức: Cấu trúc bài viết gồm 3 phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn (Xem tại mục Tri thức về kiểu bài SGK/25).
Đối chiếu lại bảng kiểm sau khi hoàn thiện bài viết.