Câu hỏi trang 16 Khởi động (KĐ)
Người lao động thường tìm việc làm qua những kênh thông tin nào?
Em dựa vào kiến thức của mình để trả lời
Người lao động thường tìm việc làm qua những kênh thông tin:
- Các website tuyển dụng
- Qua các đơn vị tuyển dụng
- Mạng xã hội
- Tuyển dụng nội bộ
- Sự kiện tuyển dụng
- Tin tuyển dụng trên báo, đài, kênh phát thanh
Câu hỏi trang 16 Khám phá (KP)
Thế nào là thị trường lao động?
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá “sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, thoả thuận về tiền lương và các điều kiện ràng buộc khác. Trong đó:
- Người lao động thuộc nguồn cung sức lao động, sẽ làm việc theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động thuộc bên có nhu cầu tuyển dụng lao động, là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân....
Câu hỏi trang 16 Khám phá (KP)
Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động:
- Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Chuyển dịch cơ cấu
- Nhu cầu lao động
- Nguồn cung lao động
Câu hỏi trang 16 Khám phá (KP)
Quan sát Hình 3.1 và nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Thị trường lao động có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ: giảm tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Câu hỏi trang 18 Khám phá (KP)
Thị trường lao động có vai trò định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ như thế nào?
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Thị trường lao động có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Cụ thể:
- Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề. trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của cá nhân, qua đó làm tăng cơ hội có việc làm trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
- Giúp cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo các ngành nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
- Giúp người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp năng lực, sở thích. nguyện vọng và giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp.
Câu hỏi trang 18 Khám phá (KP)
Xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gì?
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay:
- Xu hướng cung lớn hơn cầu
- Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm
- Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều
Câu hỏi trang 20 Khám phá (KP)
Nêu quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ:
Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm
Bước 2: Xác định nguồn thông tin để tìm kiếm
Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm
Bước 4: Tiến hành tìm kiếm thông tin
Câu hỏi trang 21 Luyện tập (LT)
Hãy tìm kiếm thông tin thị trường lao động về một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và trình bày kết quả.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Ngành công nghệ thực phẩm:
Advertisements (Quảng cáo)
- Xu hướng, triển vọng:
+ Bộ Công thương đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.
+ Công nghệ thực phẩm là ngành thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025.
+ Ngành Công nghệ thực phẩm đã hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước có uy tín, thương hiệu mạnh, được đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại như: Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà…
- Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
+ Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
+ Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm
+ Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
+ Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm
+ Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
+ Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
+ Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm
- Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
1. Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
2. Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
5. Trường Đại học Yersin Đà Lạt
6. Trường Đại học Mở TP. HCM
7. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
8. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
9. Trường Đại học Hoa Sen
10. Trường Đại học Mở Hà Nội
11. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
12. Trường Đại Học Đông Á
13. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
14. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
15. Trường Đại Học Trà Vinh
16. Trường Đại Học Nông Lâm Huế
- Tình hình tuyển dụng – mức lương ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
+ Công nghệ thực phẩm là một trong ba nhóm ngành đang dẫn đầu về “khát” nhân lực từ giai đoạn năm 2015 đến 2025. Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm tại TPHCM (Anchor Text), Hà Nội và các thành phố lớn khác đang ngày càng tăng cao.
+ Mức lương của vị trí công nghệ thực phẩm sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm cũng như cấp bậc trong công việc:
+ Sinh viên mới ra trường, làm ở vị trí thấp: 5.000.000 – 8.000.000 đ/tháng;
+ Kỹ sư có tay nghề lâu năm, quản lý, giám sát: 2.000 – 3.000 $/tháng.
Câu hỏi trang 21 Luyện tập (LT)
Đánh giá kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí sau: thực hiện đúng quy trình; nguồn thông tin đảm bảo độ tin cậy; sử dụng công cụ tìm kiếm phù hợp; tìm kiếm đủ thông tin theo yêu cầu.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Tiêu chí |
Đánh giá |
|
Có |
Không |
|
Thực hiện đúng quy trình |
× |
|
Nguồn thông tin đảm bảo độ tin cậy |
× |
|
Sử dụng công cụ tìm kiếm phù hợp |
× |
|
Tìm kiếm đủ thông tin theo yêu cầu |
× |
Câu hỏi trang 21 Vận dụng (VD)
Tìm hiểu thông tin về tuyển dụng một nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ qua báo chí, người thân, Internet. Viết báo cáo: tên nghề, số lượng tuyển dụng, yêu cầu đối với người được tuyển dụng, vị trí việc làm, tiền lương.
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
- Kênh tìm kiếm: TopCV
- Tên nghề: Lập trình viên.
- Số lượng tuyển dụng:
+ Hà Nội: 1.321 kết quả
+ Thành phố Hồ Chí Minh: 500 kết quả
- Yêu cầu đối với người được tuyển dụng:
+ Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT hoặc chuyên ngành liên quan.
+ Có kinh nghiệm xử lý Excel
+ Hiểu biết về cơ sở dữ liệu: SQL Server, MySQL, NoSQL, MongoDB
+ Đam mê lập trình, có tính cần cù, chủ động, sáng tạo trong công việc.
+ Hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc lập trình hướng đối tượng và thiết kế phần mềm.
+ Tiếng anh đọc, hiểu, viết tài liệu tốt.
+ Khả năng làm việc độc lập và trong môi trường đội nhóm.
- Tiền lương: 10 - 25 triệu.