Câu hỏi trang 53 Khởi động (KĐ)
ng trang 53 SGK Công nghệ 9
Đề bài: Quan sát Hình 7.1 và nêu đặc điểm thực vật của cây chuối. Theo em, hình này là chuối tiêu hay chuối tây?
Quan sát hình và dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
- Quan sát hình 7.1 ta thấy: cây chuối là cây thân củ, thân có hình trụ, được hình thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên cao, cao từ 3m đến 4m. Lá chuối màu xanh, có diện tích lá lớn, phiến lá có thể rộng tới 0,6m dài tới 3m.
- Theo em, hình này là chuối tây
Câu hỏi trang 53 Khám phá (KP)
Mô tả đặc điểm thực vật học của một số giống chuối đang được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em.
Em dựa vào thực tế để trả lời câu hỏi
Giống chuối được trồng phổ biến ở địa phương em là chuối tiêu.
Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, chiều cao từ 5 m đến 6 m, thân tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to, dài. Trái nhỏ, dài, có mùi thơm. Lúc chưa chín vỏ có màu xanh, khi chín thì vỏ màu vàng và càng chín càng có đốm đen.
Câu hỏi trang 56 Khám phá (KP)
Giải thích tại sao đối với chuối vụ 1 thì không bón phân hữu cơ.
Em dựa vào nội dung bài để trả lời câu hỏi
Chuối vụ 1 thì không bón phân hữu cơ vì khi chuẩn bị hố trồng, mỗi hố đã được trộn đất cùng khoảng 15kg phân hữu cơ. Trong khi đó, khối lượng phân hữu cơ mỗi một vụ dao động từ 10 – 15kg. Do đó, không cần bón thêm phân hữu cơ ở chuối vụ 1 để tránh trường hợp chất dinh dưỡng quá tải, cây sẽ bị chết.
Câu hỏi trang 60 Khám phá (KP)
Theo em, vì sao cây chuối lại dễ bị đổ ngã? Nêu một số biện pháp chống đổ ngã cho cây chuối thường được sử dụng ở địa phương em.
Em dựa vào nội dung bài để trả lời câu hỏi
* Cây chuối dễ đổ ngã vì có thân nặng, đầy nước, quả nặng ra hoa và rễ ăn nông.
* Một số biện pháp chống đổ ngã cho cây chuối
- Dựng lại cây bị nghiêng và vun gốc.
- Khi cây ra buồng, dùng một hoặc hai cọc để đỡ lấy cổ buồng chuối.
- Dùng dây nilon, một đầu buộc vào thân giả sát cổ buồng chuối, đầu kia buộc vào gốc cây ở hàng ngược với hướng buồng để giữ cây đứng thẳng.
Câu hỏi trang 60 Luyện tập (LT) 1
Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.
Em dựa vào nội dung bài để trả lời câu hỏi
* Đặc điểm thực vật học:
- Bộ rễ: rễ chùm, gồm rễ ngang và rễ thẳng, mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp mặt đất, loại rễ sinh trưởng khỏe…
- Thân, cành: Thân củ, nằm dưới mặt đất, thân trên mặt đất là thân giả, hình trụ, xếp thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, cao từ 3 – 4m, đường kính 20 – 30cm. Thân cây 90% là nước.
- Lá: mỗi cây từ 10 đến 15 lá tùy từng giống. Diện tích lá tương đối lớn, phiến lá 0,6m và dài tới 3m.
Advertisements (Quảng cáo)
- Hoa: Thuộc loại hoa chùm, gồm 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa cái có khả năng phát triển thành quả.
- Quả: quả chuối thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối, số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống. Qủa chín có màu vàng, thịt mềm, vị ngọt.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: thích hợp từ 25 – 35 độ C.
- Lượng mưa và độ ẩm: cần nhiều nước nhưng không được ngập úng. Lượng mưa thích hợp 1200 – 2400ml phân bố đều trong các tháng.
- Ánh sáng: thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng rộng, từ 1000 Lux ĐẾN 10 000 Lux.
- Đất trồng: thích hợp nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa…độ pH trong khoảng 6,0 – 7,4.
- Gió: cây chuối bị ảnh hưởng bởi gió, gió mạnh tạo ra sự thoát hơi nước bất thường, làm rách lá, gây đổ cây.
Câu hỏi trang 60 Luyện tập (LT) 2
Trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây chuối. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em
Em dựa trên nội dung bài để trả lời câu hỏi
* Kỹ thuật trồng:
- Thời vụ:
+ Đối với miền Nam: từ tháng 5 đến tháng 8.
+ Đối với miền Bắc: trồng vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).
- Khoảng cách:
+ Đối với chuối tiêu: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2 – 2,5m, mật độ khoảng 2000 – 2500 cây/ha.
+ Đối với chuối tây: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2 – 2,8m, mật độ khoảng 1800 – 2000 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng:
+ Kích thước mỗi chiều 40cm x 40cm x 40cm
+ Trộn phân bón lót (15kg phân hữu cơ + 400g supe lân) và đất, sau đó lấp trở lại hố.
- Trồng cây: tạo hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu, đặt cây xuống, lấp đất, lấy tay nén chặt đất xung quanh bầu cây đến khi đất cao hơn mặt bầu khoảng 5cm.
* Kỹ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ, hạn chế sâu bệnh, làm đất tơi xốp.
- Bón phân thúc:
+ Vụ 1: Khối lượng phân bón cần thiết cho vụ 1: phân đạm (0,5 – 0,6kg), phân lân (0,4 – 0,5kg), phân kali (0,8 – 0,9kg). Chia làm 7 lần bón, lần một sau khi trồng 1 tháng, các lần sau cách nhau 1,5 tháng.
+ Vụ 2: Chia làm 5 lần bón, lần 1 sau thu hoạch vụ 1, các lần sau cách nhau 1 tháng. Khối lượng phân bón cần thiết cho vụ 2: phân hữu cơ (10 – 15 kg), phân đạm (0,4 – 0,5 kg), phân lân (0,5 – 0,8kg), phân kali (0,8 – 0,9 kg).
- Tưới nước:
+ Sau trồng đến 1 tháng: ngày tưới 1 lần, từ 4 – 5 lít/cây.
+ Giai đoạn trổ hoa, phát triển, ra quả: 3 ngày tưới 1 lần, từ 20 – 25 lít/cây.
+ Trước 30 ngày thu hoạch, hạn chế tưới nước.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chuối chống chịu, tiêu thoát nước, bón phân cân đối, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học…
Câu hỏi trang 60 Vận dụng (VD)
Đề xuất quy trình trồng và chăm sóc một giống chuối phổ biến ở địa phương em.
Tự thực hành
Học sinh đề xuất một số giống cây chuối mới phù hợp với từng địa phương như chuối tây GL3-2, chuối tây GL3-5