Trang chủ Lớp 9 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 - Cánh diều Hoạt động 1. Ứng phó với căng thẳng trang 26, 27, 28...

Hoạt động 1. Ứng phó với căng thẳng trang 26, 27, 28 trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều: Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng. Trao đổi với bạn bè, thầy cô,...

Trao đổi với bạn bè, thầy cô, . . . Giải chi tiết CH 1, CH 2, CH 3, CH 4, CH 5, CH 6, CH 7, CH 8, CH 9 - Hoạt động 1. Ứng phó với căng thẳng trang 26, 27, 28 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều - Chủ đề 3. Vượt qua áp lực. Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng...

Câu hỏi 1

Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trao đổi với bạn bè, thầy cô,...

Answer - Lời giải/Đáp án

Căng thẳng là một phản ứng tâm lý cá nhân xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống mà bản thân nhận thấy vượt quá khả năng xử lý hoặc chịu đựng bình thường của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống.


Câu hỏi 2

Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trao đổi với bạn bè, thầy cô,...

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng:

+ Về thể chất: mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, tăng hoặc giảm cân đột ngột…

+ Về cảm xúc: sợ hãi, lo âu, bất an, nóng nảy, run sợ…

+ Về hành vi: rối loạn ăn uống, đập vỡ đồ đạc, làm tổn thương bản thân, la hét…

- Nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống là:

+ Trong học tập: phương pháp học tập không hiệu quả, kết quả học tập không như mình kỳ vọng…

+ Trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn, bị các bạn, thầy cô hiểu lầm,…

+ Trong định hướng phát triển bản thân: không xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện; mất phương hướng trong con đường học tập tiếp theo….


Câu hỏi 3

Chia sẻ về căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Học sinh tự chia sẻ

Answer - Lời giải/Đáp án

Căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách em ứng phó với căng thẳng đó:

+ Trong các môn học, em bị kém môn lịch sử địa lí. Vì điểm môn lịch sử địa lý thấp nên em không đạt được học sinh giỏi xuất sắc.

→ Cách giải quyết: Em xác định nguyên nhân bị điểm kém do em không nhớ được các mốc thời gian lịch sử. Do đó, em đã ghi ra các mốc thời gian và sự kiện vào các giấy note dán ở bàn học. Thi thoảng, em rủ mẹ hoặc anh trai chơi trò chơi về lịch sử để tăng thêm sự đam mê và yêu thích môn lịch sử để tiếp thu kiến thức nhanh hơn.


Câu hỏi 4

Trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách ứng phó các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống gồm:

+ Thay đổi nhận thức: Suy nghĩ tích cực, xác định vấn đề gây căng thẳng, nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.

+ Tạo cảm xúc tích cực: Nhận biết, bộc lộ cảm xúc căng thẳng (chia sẻ với người khác, sử dụng “thời gian tạm lắng”), thay đổi không gian hoạt động để hạn chế suy nghĩ tiêu cực.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm đối tượng hỗ trợ giải quyết vấn đề, xin lời khuyên…


Câu hỏi 5

Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống sau: Đã 2 giờ sáng nhưng M vẫn chưa ngủ được. Cứ nghĩ đến giờ trả bài kiểm tra giữa kì vào sáng mai là M lại cảm thấy lo lắng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

M nên suy nghĩ tích cực, tự tin mình đã ôn luyện tốt để ngủ một giấc thật ngon, sáng mai dậy có tinh thần tốt để làm bài hiệu quả nhất.


Câu hỏi 6

Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống sau: Trong một lần tranh luận trên mạng xã hội, H và một nhóm bạn cùng trường đã nảy sinh mâu thuẫn. Một số bạn gửi cho H lời thách thức sẽ “phân thắng bại” sau giờ học. H rất lo sợ và không muốn đi học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

H nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ hoặc thầy cô. Kể lại sự việc, nhờ sự tư vấn, lời khuyên của người có kinh nghiệm…


Câu hỏi 7

Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống sau: Gần đây, lịch học khá nhiều khiến B cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, bố mẹ lại muốn B đăng ký học thêm ngoại ngữ vào cuối tuần.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

B nên chia sẻ với bố mẹ về lịch học hiện tại của bản thân. Đưa ra mong muốn dời lịch học ngoại ngữ để em sắp xếp lại việc học và để đảm bảo sức khỏe hơn.


Câu hỏi 8

Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống sau: K dự định sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ cố gắng vào một trường trung học phổ thông mong muốn. Nhưng kết quả học tập gần đây của K vẫn chưa tiến bộ. Bạn thân của K lại rủ K cùng vào học trường nghề cho vừa sức. K thấy bối rối và lo lắng nên thường xuyên mất ngủ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở tình huống.

Answer - Lời giải/Đáp án

K suy nghĩ tích cực, chia sẻ với bố mẹ về khó khăn mình đang gặp phải. Xin phép bố mẹ đăng ký học bổ sung môn còn yếu để cố gắng cải thiện việc học, cố gắng thi vào trường mình mong muốn.


Câu hỏi 9

Thường xuyên rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thường xuyên rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.

Answer - Lời giải/Đáp án

+ Suy nghĩ tích cực, tập trung vào điểm tích cực của vấn đề và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

+ Lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình hằng ngày để hạn chế phải đối mặt với tình trạng quá tải.

+ Dành thời gian để luyện tập, vận động, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh.

+ Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè.