Câu hỏi 1
Chia sẻ một số hoạt động và những điều thúc đẩy em tham gia vào hoạt động đó.
Học sinh tự chia sẻ dựa vào gợi ý.
Câu hỏi 2
Trao đổi về cách tự tạo động lực thúc đẩy bản thân tham gia thực hiện hoạt động
Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...
Cách tạo động lực thúc đẩy bản thân tham gia thực hiện hoạt động:
+ Xác định ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân và người khác
+ Xác định mục tiêu vừa sức đối với bản thân khi thực hiện hoạt động.
+ Tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu của bản thân.
+ Tập trung vào những điểm lý thú, hấp dẫn khi thực hiện hoạt động.
+ Dự kiến các kết quả có thể đạt được theo từng mục tiêu cụ thể.
+ Khích lệ bản thân khi đạt được các kết quả trong quá trình hoạt động.
Câu hỏi 3
Trao đổi về những trở ngại có thể gặp phải và cách khắc phục trở ngại để tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động.
Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...
Advertisements (Quảng cáo)
Những trở ngại có thể gặp phải và cách khắc phục trở ngại để tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động:
Câu hỏi 4
Thực hành tạo động lực cho bản thân trong tình huống sau: G học khá tốt và đồng đều các môn. Tuy nhiên, dạo gần đây, G thấy có nhiều kiến thức mới và khó khăn ở một số môn, khiến G nản chí và không muốn học.
Thực hành tạo động lực cho bản thân.
G nên xem những kiến thức mới và khó đó thành một mục tiêu mà mình cần phải chinh phục được. Trước hết cần tạo niềm vui, sự hứng thú cho bản thân. Sau đó, cố gắng tự vượt qua hoặc nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè và thầy cô.
Câu hỏi 5
Thực hành tạo động lực cho bản thân trong tình huống sau: T có năng khiếu nhưng lại không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao ở trường. Vì vậy, T thường tìm lý do thoái thác.
Thực hành tạo động lực cho bản thân.
T tập trung nghĩ đến những giá trị mà hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ở trường mang lại để có những suy nghĩ tích cực, tạo sự hứng thú và vui vẻ tham gia.
Câu hỏi 6
Thực hành tạo động lực cho bản thân trong tình huống sau: N quyết tâm tập thể dục đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng của bản thân. Thời gian đầu, N thực hiện rất chăm chỉ. Nhưng sau một thời gian, N bắt đầu thấy chán và thường xuyên tìm lý do để trì hoãn việc tập luyện.
Thực hành tạo động lực cho bản thân.
N tập trung nghĩ đến lợi ích của việc tập thể dục mang lại để lấy động lực chăm chỉ rèn luyện sức khỏe.