Câu hỏi 1
Chia sẻ một số kinh nghiệm ứng phó của em khi gặp những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
Học sinh tự chia sẻ kinh nghiệm ứng phó của em
- Lập lịch và tổ chức công việc để phân bổ thời gian hợp lý.
- Thực hiện các hoạt động giải trí và thể dục thường xuyên để giải tỏa căng thẳng.
- Học cách quản lý áp lực bằng cách ưu tiên và đặt ra mục tiêu rõ ràng.
- Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình khi cần.
- Học cách đối phó với áp lực bên ngoài bằng cách trau dồi kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Tập trung vào tìm giải pháp cho vấn đề thay vì tập trung vào vấn đề chính.
Câu hỏi 2
Thảo luận cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
Thảo luận nhóm
- Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp;
- Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết;
- Suy nghĩ tích cực;
- Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp;
- Trò chuyện, chia sẻ với người thân và các bạn,...
- Quản lý thời gian hiệu
Câu hỏi 3
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống nếu em là nhân vật trong những tình huống sau:
Tình huống 1:
Hôm nay, biết kết quả kiểm tra giữa kì của H không cao, mẹ H lại nói: "Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con mà tại sao con vẫn có kết quả học tập như vậy? Mẹ thấy buồn quá!”. H cảm thấy buồn và rất áp lực.
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống
Advertisements (Quảng cáo)
Tình huống 1:
Nếu em là H, thay vì tự trách mình quá nhiều, em có thể cố gắng giải thích cho mẹ hiểu về những khó khăn trong học tập mà em đang gặp phải. Hãy cùng bàn bạc để tìm giải pháp học tập hiệu quả hơn. Sau đó tập trung vào việc tự đánh giá lại những gì đã làm và đề ra kế hoạch cụ thể để cải thiện điểm số trong các kỳ kiểm tra tiếp theo.
Câu hỏi 4
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống nếu em là nhân vật trong những tình huống sau:
Tình huống 2:
Năm nay là năm học cuối cấp nên N phải dành rất nhiều thời gian cho học tập. Bố mẹ luôn nhắc N phải tập trung vào việc học. N thấy căng thẳng, mệt mỏi.
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
Tình huống 2:
Nếu em là N, em giải thích cho bố mẹ hiểu rõ hơn về áp lực mà em đang phải đối mặt và thảo luận và đề xuất một lịch trình học tập hợp lý để có thể cân bằng được giữa học tập và nghỉ ngơi. Em sẽ tìm các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ học dài ngày.
Câu hỏi 5
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống nếu em là nhân vật trong những tình huống sau:
Tình huống 3:
T biết mình giao tiếp không tốt, thường khiến người khác không hài lòng nên rất ngại trò chuyện với các bạn. T cảm thấy rất căng thẳng mỗi khi giao tiếp với mọi người.
Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
Tình huống 3:
Nếu em là T, em sẽ tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách tham gia các hoạt động nhóm, luyện tập nói chuyện với bạn bè thân thiết. Tiếp đó, em lắng nghe và quan tâm đến người khác để tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái hơn và học cách tin tưởng vào bản thân và không quá áp lực mình trong các tình huống giao tiếp.