1. Sử dụng định luật Ohm và đặc điểm của cường độ dòng điện trong đoạn mạch nói tiếp, hãy chứng minh mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa các điểm MP, PN và MN trong mạch điện ở hình 8.4 là UMN = UMP + UPN.
2. Xây dựng công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp.
Sử dụng định luật Ohm và đặc điểm của cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và vận dụng kĩ năng toán học, từ đó chứng minh mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa các điểm MP, PN và MN trong mạch điện ở hình 8.4 là UMN = UMP + UPN.
Xây dựng công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp khi biết mạch có 2 điện trở thì điện trở tương đương được xác định bằng công thức: \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\,\)
1.
Advertisements (Quảng cáo)
Theo định luật Ohm \(I = \,\frac{U}{R}\, = > \,U = \,IR.\)
=> \({U_{MN}} = \,I.{R_{td}}\, = \,I.({R_1}\, + \,{R_2}) = \,I.{R_1}\, + \,I.{R_2}\);
\({U_{NP}} = \,{I_2}{R_2}\); \({U_{MP}} = \,{I_1}{R_1}\)
Mà \(I\, = \,{I_1}\, = \,{I_2}\) => \({U_{MN}} = \,\,{I_1}.{R_1}\, + \,{I_2}.{R_2}\, = \,{U_{MP}}\, + \,{U_{PN}}\) (đpcm).
2.
Công thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở có giá trị R giống nhau mắc nối tiếp: \({R_{td}}\, = \,{R_1}\, + \,{R_2}\, + \,{R_3}\, + ... + {R_n}\).