Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thủy tinh tại điểm tới I như hình vẽ.
a) Tia sáng trong thủy tinh bị lệch ra xa hay lại gần với pháp tuyến tại I? Giải thích.
b) Tính chiết suất của thủy tinh.
Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
Advertisements (Quảng cáo)
- Chiết suất tỉ đối: \({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
a) Tia sáng trong thủy tinh bị lệch lại gần với pháp tuyến tại I vì xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sánh khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh, góc lệch của tia sáng phụ thuộc vào \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\), chiết suất của thủy tinh lớn hơn không khí nên góc ló ra nhỏ hơn góc tới.
b) Chiết suất của thủy tinh là:
\(\begin{array}{l}\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\\{n_{21}} = \frac{{\sin 42}}{{\sin 26}} = 1,53\\{n_2} = {n_{21}}.{n_1} = 1,53.1 = 1,53\end{array}\)