Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi luyện tập trang 46 Khoa học tự nhiên 9 Chân...

Câu hỏi luyện tập trang 46 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: câu hỏi ở Phần mở đầu bài học.Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω...

1. Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện. Hướng dẫn giải Câu hỏi luyện tập trang 46 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Chân trời sáng tạo Bài 9. Đoạn mạch nối tiếp.

1. Trả lời câu hỏi ở Phần mở đầu bài học.

2.

Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, UAB = 12 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1. Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện:

- Mạch mắc nối tiếp: là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được mắc liên tiếp.

2.

Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện mắc nối tiếp:

Advertisements (Quảng cáo)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch: R = R1 + R2

- Cường độ dòng điện trong mạch: I = I1 = I2

- Hiệu điện thế: U = U1 + U2

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Vì mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp. Khi đóng công tắc, mạch kín, dòng điện đi qua cả hai đèn nên hai đèn cùng sáng. Khi mở công tắc, mạch hở, dòng điện không đi qua cả hai đèn nên hai đèn đều không sáng.

Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia cũng không sáng.

2.

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

R = R1 + R2 = 10 + 15 = 25 Ω

b) Cường độ dòng điện qua hai điện trở R1 và R2 là:

\({I_{AB}} = {I_1} = {I_2} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_{td}}}} = \frac{{12}}{{25}} = 0,48{\rm{ }}A\)