Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 24 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng...

Câu hỏi trang 24 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Quan sát sơ đồ đường đi của tia sáng trong Hình 5.5 và giải thích vì sao...

1. Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 24 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Chân trời sáng tạo Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính - màu sắc của vật.

1. Quan sát sơ đồ đường đi của tia sáng trong Hình 5.5 và giải thích vì sao:

a) Tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến N1N’1 hơn so với tia tới SI.

b) Tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến N2N’2 hơn so với tia tới IJ.

2. Nêu nhận xét về phương của tia ló JR sau khi đi qua lăng kính so với tia tới SI.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1. Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)

- Chiết suất một môi trường : \(n = \frac{c}{v}\)

- Chiết suất tỉ đối: \({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Advertisements (Quảng cáo)

2. Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

a) Tia sáng SI chiếu vào lăng kính và xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

\(\begin{array}{l}\frac{{\sin i}}{{\sin i’}} = {n_{21}}\\\begin{array}{*{20}{l}}{ = > {n_1}sini = {n_2}sini’}\\{{\rm{ }}{n_2} > {n_1}}\\{ = > sini > sini’}\\{ = > i > i’}\end{array}\end{array}\)

b) Tia IJ từ lăng kính đi ra ngoài không khí và xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

\(\begin{array}{l}\frac{{\sin j}}{{\sin j’}} = {n_{12}}\\\begin{array}{*{20}{l}}{ = > {n_2}\sin j = {n_1}\sin j’}\\{{\rm{ }}{n_2} > {n_1}}\\{ = > \sin j’ > \sin j}\\{ = > j’ > j}\end{array}\end{array}\)

2. Phương của tia ló JR sau khi đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy của lăng kính.

Advertisements (Quảng cáo)