Bài 1
Trong một thí nghiệm bố trí như hình dưới đây, vì sao khi đưa nam châm vĩnh cửu đến gần cuộn dây dẫn thì kim điện kế bị lệch? Trong trường hợp nào thì kim điện kế bị lệch theo chiều ngược lại?
Vận dụng kiến thức đã học về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.
Kim điện kế bị lệch theo chiều ngược lại khi đưa nam châm vĩnh cửu ra xa cuộn dây dẫn.
Bài 2
Cho một vòng dây dẫn được đặt trong từ trường, mặt phẳng vòng dây vuông góc với đường sức từ. Nêu các cách để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
Vận dụng kiến thức đã học về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.
Quay vòng dây dẫn quanh một trục.
Bài 3
Bàn là hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện xoay chiều? Hãy kể tên hai thiết bị điện khác hoạt động dựa vào tác dụng đó của dòng điện xoay chiều.
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet và kiến thức đã học về các tác dụng của dòng điện xoay chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.
Bàn là hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều.
Hai thiết bị khác cũng hoạt động dựa vào tác dụng này là máy sưởi, ấm nước siêu tốc.
Bài 4
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn B như hình dưới đây. Sau khi công tắc điện K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao?
Vận dụng kiến thức đã học về:
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.
- Dòng điện xoay chiều: là dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian.
Sau khi công tắc điện K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì sao nguồn điện xoay chiều làm nam châm điện A thay đổi từ trường liên tục, từ đó làm thay đổi số đường sức từ quanh cuộn dây dẫn B, làm cuộn dây dẫn B xuất hiện dòng điện cảm ứng.