Câu hỏi/bài tập:
Đọc thông tin, hãy:
- Phân tích đặc điểm về dân cư và nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Trình bày ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Đọc kỹ phần III – mục 1. Đặc điểm dân cư, nguồn lao động (SGK trang 146)
- Chỉ ra đặc điểm về dân cư và nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng và ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng
Advertisements (Quảng cáo)
- Đặc điểm về dân cư và nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Là vùng có dân số đông, năm 2021 quy mô dân số là 23,2 triệu người, chiếm 23,6% dân số cả nước; tỉ lệ gia tăng dân số là 1,3%; tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 65,1%; tỉ số giới tính là 98,5 nam/100 nữ. Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Kinh, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Tày,…
+ Có mật độ dân số cao nhất cả nước, năm 2021 là 1091 người/km2, các địa phương có mật độ dân số cao là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng,… Tỉ lệ dân thành thị chiếm 37,6% dân số toàn vùng.
+ Nguồn lao động dồi dào, chiếm 65,1% dân số, chất lượng lao động ngày càng nâng cao và đứng đầu cả nước. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 37% cao hơn trung bình cả nước (26,1%). Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
- Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Tạo lợi thế quan trọng để vùng phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tuy nhiên, dân cư và lao động cũng gây sức ép đến vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường,…