Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 1, hãy mô tả quá trình...

Dựa vào thông tin và hình 1, hãy mô tả quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội công nghiệp...

Đọc kĩ phần II – mục 1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội. Lời giải bài tập, câu hỏi (?) Câu hỏi mục 2 1 - Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin và hình 1, hãy mô tả quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội công nghiệp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần II – mục 1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội công nghiệp (SGK trang 201)

- Mô tả quá trình đô thị hóa trên thế giới thời kì xã hội công nghiệp.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Thế giới chuyển sang thời kì xã hội công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cách mạng công nghiệp (hay công cuộc công nghiệp hoá) ở nước Anh – nơi khởi nguồn của các phát minh, sáng chế ra máy kéo sợi, máy dệt, đầu máy hơi nước,...

Advertisements (Quảng cáo)

- Nước Anh bước vào công nghiệp hoá sớm nên đô thị hoá tiến trước rất xa so với các nước khác. Tỉ lệ dân thành thị của Anh tăng từ 19,2% (năm 1800) lên 56,2% (năm 1880).

- Trong thế kỉ XIX, công nghiệp hoá tiếp tục lan sang các nước khác ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tỉ lệ dân thành thị của các nước này tăng lên nhưng còn thấp và tăng chậm. Một số nước như Bì và Hà Lan mới có khoảng 43 - 44%; còn các nước khác như Phần Lan, Thuỵ Điển, Liên bang Nga.... chưa đến 15% dân số sống ở các đô thị vào năm 1880.

- Các cơ sở công nghiệp phát triển, việc làm nhiều, dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành nên hàng loạt các đô thị kiểu mới, đô thị công nghiệp ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đô thị công nghiệp đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở nước Anh là Man-che-xtơ. Số lượng đô thị có số dân trên 100 nghìn người tăng gấp 2 lần, từ 12 đô thị (năm 1700) lên 24 đô thị (năm 1800). Đô thị triệu dân bắt đầu xuất hiện. Thành phố Luân Đôn có 1,0 triệu dân vào năm 1800 và đến năm 1830 tăng lên 1,5 triệu dân, trở thành đô thị lớn nhất thế giới thời kì đó.

- Sang thế kỉ XX, quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển nói chung, ở châu Âu và Bắc Mỹ nói riêng diễn ra nhanh do đẩy nhanh công nghiệp hoá. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và đạt mức cao như: Anh là 78,5%; Hoa Kỳ là 73.7%.

- Số lượng đô thị cũng tăng lên rõ rệt. Năm 1914, các nước phát triển có 59 đô thị có số dân trên 500 nghìn người, đến năm 1950 là 109 đô thị và năm 1980 tăng lên 194 đô thị. Năm 1950, các đô thị cực lớn (siêu đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên) bắt đầu xuất hiện đó là Niu Y-oóc - Niu-ớc (Hoa Kỳ) và Tô-ky-ô (Nhật Bản).

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình đô thị hoá của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh mới bắt đầu do công nghiệp hoá phát triển chậm hơn. Tuy đô thị hoá diễn ra muộn nhưng tỉ lệ dân thành thị, số lượng đô thị lớn và cực lớn tăng nhanh.

- Số dân thành thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh do bùng nổ dân số và số người nhập cư vào các đô thị lớn. Số dân thành thị ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng dân số (đạt 52,2% năm 2021). Đặc biệt, tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ La-tinh gần bằng các nước phát triển (81,4% năm 2021). Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị có sự chênh lệch giữa các châu lục và khu vực, giữa các nước. Một số nước ở châu Phi có tỉ lệ dân thành thị còn thấp như: Bu-run-đi (14,1% năm 2021), Ru-an-đa (17,6%), Ma-la-uy (17,7%)

- Số lượng đô thị lớn và đô thị cực lớn (siêu đô thị) gia tăng nhanh chóng. Năm 1975, các nước đang phát triển mới có 1 siêu đô thị thì đến năm 2020 đã chiếm 28 trong tổng số 34 siêu đô thị của thế giới (trong đó châu Á có 19, Mỹ La-tinh có 6, châu Phi có 3). Số dân thành thị tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn và đô thị cực lớn.

Advertisements (Quảng cáo)