Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Cánh diều Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những cơ sở pháp...

Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền...

Đọc kĩ phần I – mục 2. Cơ sở pháp lí về chủ quyền biển. Giải và trình bày phương pháp giải (?) Câu hỏi mục 1 2 - Chương 3. Bảo vệ chủ quyền - các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần I – mục 2. Cơ sở pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (SGK trang 216)

- Trình bày những cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cơ sở pháp lí:

+ Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí Quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (nay trực thuộc tỉnh Khánh Hoà).

+ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc kí kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

+ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam, gồm 7 chương, 55 điều. Trong đó, Điều 1 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.