Câu hỏi/bài tập:
Phát triển đô thị, đô thị hoá là xu thế tất yếu mà bất kì quốc gia nào cũng đều phải trải qua. Vậy đô thị có vai trò gì đối với sự phát triển vùng? Đô thị hoá trên thế giới diễn ra theo xu hướng nào trong xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp? Đô thị hoá ở Việt Nam có tác động gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?
- Đọc kỹ phần I để chỉ ra vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng (SGK trang 200)
- Đọc kỹ phần III để chỉ ra được những tác động của đô thị hoá ở Việt Nam với sự phát triển kinh tế – xã hội (SGK trang 204)
- Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Đô thị thường là trung tâm kinh tế, là nơi tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ (các ngành có năng suất lao động cao và giá trị gia tăng lớn) nên khu vực đô thị là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng. Với vai trò là trung tâm sản xuất hàng hoá và dịch vụ, đô thị cũng là đầu mối phân phối hàng công nghiệp và cung cấp dịch vụ cho vùng. Với quy mô sản xuất lớn, số dân đông, đô thị còn là thị trường tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu và lương thực thực phẩm cho vùng.
- Là trung tâm khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, là nơi tập trung các trường đại học, cao đăng, viện nghiên cứu và các chuyên gia, nhà khoa học, đô thị đóng vai trò chủ đạo và tiên phong trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp dây chuyền và thiết bị công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
- Là trung tâm chính trị, là nơi đặt trụ sở các cơ quan Nhà nước, đô thị có vai trò to lớn trong việc điều hành và quản lý xã hội, quyết định các quyết sách của đất nước; từ đó chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng. Đô thị cũng là nơi hội tụ đa dạng văn hoá, từ đó thúc đẩy hoạt động giao lưu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của vùng.
- Quá trình đô thị hóa trên thế giới:
Advertisements (Quảng cáo)
- Chia làm hai giai đoạn:
+ Xã hội công nghiệp
+ Xã hội hậu công nghiệp
- Hai giai đoạn đều có sự đo thị hóa mạnh mẽ ở cả thành thị và nông thôn tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt nhau rõ rệt.
- Tác động Đô thị hoá ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
- Tích cực:
+ Với ưu thế về hạ tầng kỹ thuật và nguồn lao động có chất lượng, các đô thị thường là những cực thu hút vốn đầu tư lớn, bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước.
+ Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, xử lý chất thải.... của các đô thị đã được đâu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện và hiện đại.
+ Đô thị hoá còn tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, quy mô lớn. Đô thị hoá cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh và ngày càng mở rộng nên có khả năng tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.
- Hạn chế: quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát kéo theo một số tác động tiêu cực như: sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, quản lý trật tự an toàn xã hội....