Mở đầu
Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hoá đa dạng. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì? Bắc Trung Bộ có thế mạnh gì trong phát triển kinh tế?
- Tìm hiểu qua sách, báo và internet về Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Chỉ ra đặc điểm của điều kiện tự nhiên và dân cư của Bắc Trung Bộ; thế mạnh trong phát triển kinh tế.
- Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn, từ Tây sang Đông
- Điều kiện dân cư: Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người
- Thế mạnh của Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế:
+ Địa hình đa dạng, đất feralit, đất phù sa, vùng biển giàu cá tôm,...
+ Nguồn khoáng sản đặc biệt là khoáng sản đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới
Câu hỏi (?) mục 1
Dựa vào thông tin mục 1 và quan sát hình 14.1, hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ thông tin mục 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ và hình 14.1 (SGK trang 168,170).
- Chỉ ra vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
- Diện tích của Bắc Trung Bộ là hơn 51 nghìn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước - Bắc Trung Bộ giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào.
- Phía đông của Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn. Trong vùng biển có một số đảo ven bờ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh như hòn Mê (Thanh Hóa), hòn Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị).
- Vị trí địa lý tạo cho Bắc Trung Bộ trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trên cả nước, với nước láng giềng và thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển
Câu hỏi (?) mục 2
Dựa vào hình 14.1 và thông tin mục 2, hãy:
- Trình bày đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ.
- Giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ thông tin mục 2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; kết hợp xem hình 14.1 (SGK trang 170,171).
- Chỉ ra đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ; ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ (Địa hình, đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật; khoáng sản; biển, đảo)
- Đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ: có sự phân hoá theo chiều tây – đông, ảnh hưởng tới sự hình thành cơ cấu kinh tế
Ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ:
- Địa hình, đất:
+ Từ tây sang đông, địa hình chia thành ba dạng phổ biến là đồi núi chủ yếu ở phía tây; đồng bằng chuyển tiếp; biển, thềm lục địa, đảo ở phía đông
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đồng thời địa hình đa dạng đặc biệt là địa hình bờ biển tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch.
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu vực phía đông với khu vực phía tây và phân hoá theo độ cao địa hình cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng
- Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông thường ngắn, dốc, có giá trị nhất định về thuỷ điện, thuỷ lợi
+ Nhiều hồ, đầm có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản và du lịch
+ Có một số nguồn nước khoáng có giá trị trong công nghiệp và du lịch
- Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng đa dạng gồm rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt đới, có một số loài gỗ quý như lim, táu,...
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn các sông và ven biển có vai trò quan trọng trong phòng, chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai
+ Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.
- Khoáng sản:
+ Có tài nguyên khoáng sản khá phong phú
+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt, đá vôi, crôm, thiếc, ti-tan tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công nghiệp
- Biển, đảo:
+ Vùng biển rộng với đường bờ biển kéo dài, cùng hệ thống các đảo, đầm phá, vũng vịnh, bãi tắm đẹp thuận lợi cho xây dựng cảng biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp và dịch vụ biển
Câu hỏi (?) mục 3
Dựa vào thông tin mục 3, hãy:
- Kể tên một số thiên tai và nêu giải pháp phòng, chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ.
- Trình bày vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.
- Tham khảo internet và đọc kĩ thông tin mục 3. Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (SGK trang 171,172).
- Chỉ ra một số thiên tai và giải pháp phòng, chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ; vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.
- Một số thiên tai ở Bắc Trung Bộ: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng,..
- Giải pháp phòng, chống thiên tai
+ Phòng ngừa: cảnh báo về thiên tai trên các phương tiện thông tin; diễn tập phòng chống thiên tai; trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, ven biển; di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...
+ Ứng phó: sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm khi có bão, lũ, sạt lở đất; gia cố nhà cửa, tài sản; gia cố đê sông, đê biển;...
+ Khắc phục hậu quả thiên tai: ổn định đời sống của người dân; tăng cường công tác cứu trợ, cứu nạn; vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai; tổ chức lại sản xuất và thay đổi cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ sản xuất
- Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ:
+ Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ và lượng mưa tăng lên, số lượng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng tăng và mạnh hơn về cường độ
+ Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu cần thực hiện các biện pháp: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp, công sở và hộ gia đình; hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch; phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, ít phát thải khí nhà kính,...
+ Để thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ, cần thực hiện một số biện pháp như: xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo; củng cố đê chắn sóng và đê biển; trồng rừng và bảo vệ rừng; trồng giống lúa ngắn ngày và giống lúa chịu hạn; tuyên truyền và nâng cao năng lực thích ứng cho người dân,...
Câu hỏi (?) mục 4
Dựa vào thông tin mục 4, hãy:
- Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
- Giải thích sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ thông tin mục 4. Phân bố dân cư (SGK trang 172).
- Chỉ ra đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ; giải thích sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ .
- Đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ:
+ Năm 2021, số dân của Bắc Trung Bộ khoảng 11,2 triệu người, chiếm 11,3% số dân cả nước, mật độ dân số khoảng 218 người/km2
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa khu vực đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông, giữa nông thôn và thành thị
+ Khu vực đồng bằng ven biển phía đông, dân cư tập trung đông đúc. Khu vực đồi núi phía tây, dân cư thưa thớt hơn. Dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn
+ Người Kinh phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây
- Có sự phân bố dân cư như vậy ở Bắc Trung Bộ là do hiện nay, tác động của quá trình chuyển cư, đô thị hoá và công nghiệp hoá, mật độ dân số của khu vực phía tây tăng lên, dân cư tập trung vào một số trung tâm công nghiệp và đô thị
Câu hỏi (?) mục 5 a
Dựa vào thông tin mục a và quan sát hình 14.3, hãy:
- Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ vào thông tin mục 5.a) Nông nghiệp và lâm nghiệp; quan sát hình 14.3 (SGK trang 173,174,175).
- Chỉ ra tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ; sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Advertisements (Quảng cáo)
- Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ dựa vào kinh tế hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá tập trung, thâm xanh, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ
+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá đa dạng
+ Trồng trọt: Lúa là cây lương thực chính.
+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn; mía được trồng chủ yếu ở vùng gò đồi phía tây các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở một số nơi như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng Bình), chè (Nghệ An, Thanh Hóa),...,một số cây ăn quả như cam, bưởi,... ở vùng gò đồi từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò phát triển mạnh ở Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Lợn và gia cầm được nuôi ở hầu khắp các tỉnh.
- Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn với 3,1 triệu ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 70%
+ Nghề rừng từng bước phát triển nhờ chính sách giao đất giao rừng. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc được mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần phòng, chống thiên tai.
+ Khai thác gỗ tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Ngoài gỗ, người dân còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,...
+ Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng
Câu hỏi (?) mục 5 b
Dựa vào thông tin mục b và quan sát hình 14.3, hãy phân tích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ thông tin mục 5.b) Công nghiệp và hình 14.3 (SGK trang 174,176).
- Chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ.
- Tổng sản phẩm ngành công nghiệp tăng nhanh qua các năm.
- Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, các ngành công nghiệp trọng nhất là sản xuất điện; khai khoáng; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ.
- Công nghiệp sản xuất điện bao gồm thuỷ điện, nhiệt điện, tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế,... Điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị.
- Công nghiệp khai khoáng chủ yếu là khai thác đá vôi ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,..., khai thác nước khoáng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
- Sản xuất vật liệu xây dựng với các sản phẩm chủ yếu là xi măng, gạch, đá xây dựng,... tập trung ở Thanh Hoá, Nghệ An,...
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm được phát triển với quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các địa phương
Câu hỏi (?) mục 5 c
Dựa vào thông tin mục c và quan sát hình 14.3, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và du lịch của Bắc Trung Bộ.
- Phân tích thế mạnh để phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ thông tin mục 5.c) Giao thông vận tải và dịch vụ; quan sát hình 14.3 (SGK trang 174,176,177).
- Chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và du lịch của Bắc Trung Bộ; thế mạnh để phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ.
- Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
+ Có đầy đủ các loại hình giao thông như đường đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đảm bảo thực hiện trung chuyển hàng hóa giữa các vùng
+ Mạng lưới giao thông đang được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại. Các cảng hàng không, cảng biển có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng mở
- Sự phát triển và phân bố ngành du lịch:
+ Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bắc Trung Bộ tăng nhanh
+ Các loại hình du lịch của vùng đa dạng, như du lịch biển, du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm,...
+ Nhiều điểm du lịch của Bắc Trung Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng
- Thế mạnh để phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ:
+ Vị trí địa lý thuận lợi và tài nguyên du lịch hấp dẫn
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng, gồm bãi biển, vườn quốc gia, hang động, cảnh quan núi, sông suối, hồ, đảo,...
+ Các địa điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc. Trên địa bàn còn có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá là các di sản văn hoá thế giới
Câu hỏi (?) mục 6
Dựa vào thông tin ở mục 6, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ.
- Đọc kĩ vào thông tin ở mục 6. Vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo (SGK trang 177,178).
- Chỉ ra vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ.
- Phát triển kinh tế biển, đảo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bắc Trung Bộ và đảm bảo quốc phòng an ninh của cả nước
- Bắc Trung Bộ có bờ biển dài với nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều bãi biển đẹp và vùng biển rộng với trữ lượng thuỷ sản lớn.
- Bắc Trung Bộ phát triển tổng hợp kinh tế biển với các ngành khai thác, nuôi trồng hải sản; giao thông vận tải biển; du lịch biển; điện gió,...
- Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế biển, đảo như thiên tai, biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường biển, nguồn lợi hải sản suy giảm
Luyện tập
Dựa vào hình 14.3, hãy hoàn thành bảng sau vào vở:
Tên trung tâm công nghiệp |
Một số ngành công nghiệp |
- Đọc kĩ hình 14.3 (SGK trang 174).
- Chỉ ra trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp của trung tâm đó.
Tên trung tâm công nghiệp |
Một số ngành công nghiệp |
Thanh Hoá |
Sản xuất hoá chất; cơ khí; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy,... |
Nghi Sơn |
Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; sản xuất hoá chất;... |
Vinh |
Sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí; dệt và sản xuất trang phục;... |
Huế |
Cơ khí; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất, chế biến thực phẩm... |
Vận dụng
Sưu tầm thông tin về một loại thiên tai và tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, sau đó hãy nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai đó.
- Tham khảo sách, báo và internet về một loại thiên tai ở Bắc Trung Bộ.
- Chỉ ra tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ; một số biện pháp phòng, chống thiên tai đó.
- Lũ quét có tác động vô cùng nặng nề đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ bởi vì:
+ Lũ quét cuốn trôi nhà cửa, đồ đạc, tài sản
+ Lũ quét không chỉ gây ra những thiệt hại về của mà còn về người
+ Lũ quét khiến lúa và hoa màu bị ngập, đất canh tác vùi lấp, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế hư hỏng nặng nề,
- Một số biện pháp phòng, chống lũ quét:
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại
+ Triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
+ Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố
+ Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp; chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản
+ Mở các lớp ứng phó với thiên tai cho người dân