Câu hỏi/bài tập:
- Sưu tầm tài liệu và dựa vào thông tin dưới đây, hãy tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương. Có thể lựa chọn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc cấp tỉnh
- Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta
-Tìm hiểu thông tin từ internet, các trang web địa phương, cổng thông tin thành phố…
- Sưu tầm tài liệu viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta.
*Ý 1:Báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở Hà Nội:
1. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm:
- Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội, trong tháng 7/2023, thành phố đã ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 48.000 nghìn người với số tiền hỗ trợ trên 1.300 tỷ đồng
- Số lao động hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tăng là thực tế của thị trường lao động
2. Một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương
Advertisements (Quảng cáo)
- Tiếp tục huy động tối đa các nguồn tín dụng cho hoạt động thúc đẩy tạo việc làm mới linh hoạt, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho các đối tượng yếu thế.
- Bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Dịch vụ việc làm, các sàn giao dịch việc làm đáp ứng yêu cầu hoạt động với vai trò là đầu mối thông tin thị trường lao động, điều phối, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động
- Cung ứng nguồn nhân lực và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin về thị trường lao động, tham gia vào các hoạt động giao dịch việc làm một cách thuận lợi.
3. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương
- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương
- Giúp người dân tạo được thu nhập, tác động tích cực đến chuyển đổi, phát triển sản xuất, thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế - xã hội
*Ý 2: Nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng ở nước ta:
+ Thu nhập bình quân ở các khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn lớn chiếm tỉ trọng cao: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung trong đó Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất cả nước
+ Thu nhập bình quân ở các khu vực đồi núi và cao nguyên chiếm tỉ trọng thấp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
+ Từ năm 2010 – 2021, các vùng có sự tăng trưởng lớn và rõ rệt
+ Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước; điều kiện sinh sống làm việc rất thuận lợi, dân cư chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ
+ Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thấp