Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 1 và hình 5.1, hãy: Cho biết...

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 5.1, hãy: Cho biết đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta...

Đọc kĩ thông tin mục 1. Lâm nghiệp và hình 5. Phân tích và giải (?) Câu hỏi mục 1 - Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 5.1, hãy:

- Cho biết đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta.

- Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ thông tin mục 1. Lâm nghiệp và hình 5.1 (SGK trang 131)

- Chỉ ra đặc điểm phân bố tài nguyên rừng từ đó Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta:

+ Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,7 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 42%

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất cả nước, chiếm 37,8%.

+ Theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành rừng tự nhiên và rừng trồng. Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng trồng lớn

Advertisements (Quảng cáo)

+ Theo mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Năm 2021, diện tích rừng sản xuất khoảng 7,8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 4,7 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2,2 triệu ha

Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta:

- Khai thác, chế biến lâm sản:

+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng, sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng

+ Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Rừng còn cung cấp các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh

+ Diện tích rừng trồng mới ngày càng mở rộng

+ Nghề trồng dược liệu dưới tán rừng phát triển, tạo thêm sinh kế ổn định cho người dân vùng rừng.

+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường khoanh nuôi rừng tự nhiên, xây dựng và quản lý chặt chẽ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên