Câu hỏi/bài tập:
Lập bảng tóm tắt một số thành tựu cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1976 đến năm 1991 (theo gợi ý dưới đây vào vở).
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
1976 - 1985 |
|
Chính trị - đối ngoại |
? |
Kinh tế - xã hội |
? |
Bảo vệ Tổ quốc |
? |
1986 - 1991 |
|
Chính trị - đối ngoại |
? |
Kinh tế - xã hội |
? |
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ |
? |
- Đọc kỹ phần 3. Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội từ năm 1976 đến năm 1985(SGK trang 94).
- Chỉ ra một số thành tựu cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1976 đến năm 1991
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
1976 - 1985 |
|
|
|
Advertisements (Quảng cáo) Chính trị - đối ngoại |
- Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội - Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương tiếp tục được củng cố và kiện toàn. - Phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa; từng bước thiết lập quan hệ với các nước ASEAN, gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. |
Kinh tế - xã hội |
- Một số công trình lớn được xây dựng. - Thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể dược tăng cường. Nhiều công trình hạ tầng lớn cũng được xây dựng. - Từng bước khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh - Hoạt động giáo dục, văn hoá được đẩy mạnh . - Cải cách giáo dục được tiến hành, thống nhất giáo dục phổ thông trong cả nước. - Mặc dù thu nhập của người dân được cải thiện song đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn. |
Bảo vệ Tổ quốc |
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ: bảo vệ biên giới Tây Nam, bảo vệ biên giới phía bắc. |
1986 - 1991 |
|
Chính trị - đối ngoại |
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. |
Kinh tế - xã hội |
- Xoá bỏ mô hình quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. - Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tế đối ngoại. |
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ |
- Quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Các đơn vị hành chính được thành lập . - Nhiều văn bản pháp lý liên quan đến các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam được ban hành. - Nhiều tuyên bố về chủ quyền biển, đảo của Nhà nước Việt Nam cũng được công khai tại các diễn đàn quốc tế. |