Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cùng khám phá Bài 2.14 trang 44 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Không...

Bài 2.14 trang 44 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Không sử dụng máy tính cầm tay...

Cách 1: Thay từng số vào bất phương trình. + Cách 2: Giải bất phương trình. Vận dụng kiến thức giải bài tập 2.14 trang 44 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá Bài 2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy đưa ra hai cách khác nhau để trả lời câu hỏi dưới đây: “Bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\) nhận số nào trong các số sau làm nghiệm...Không sử dụng máy tính cầm tay

Question - Câu hỏi/Đề bài

Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy đưa ra hai cách khác nhau để trả lời câu hỏi dưới đây: “Bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\) nhận số nào trong các số sau làm nghiệm: \( - 3; - 2,55; - \frac{1}{7};\frac{2}{3};1,2\)?”. Trong hai cách đó, cách nào đòi hỏi ít tính toán hơn?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Cách 1: Thay từng số vào bất phương trình.

+ Cách 2: Giải bất phương trình.

Answer - Lời giải/Đáp án

+ Cách 1:

- Thay \(x = - 3\) vào hai vế của bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\), ta có: \( - 9 < - 12\).

Đây là một khẳng định sai.

Vậy \(x = - 3\) không phải là một nghiệm của bất phương trình.

- Thay \(x = - 2,55\) vào hai vế của bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\), ta có: \( - 8,1 < - 9,75\).

Đây là một khẳng định sai.

Vậy \(x = - 2,55\) không phải là một nghiệm của bất phương trình.

- Thay \(x = - \frac{1}{7}\) vào hai vế của bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\), ta có: \(\frac{{ - 23}}{7} < \frac{{16}}{7}\).

Đây là một khẳng định đúng.

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy \(x = - \frac{1}{7}\) là một nghiệm của bất phương trình.

- Thay \(x = \frac{2}{3}\) vào hai vế của bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\), ta có: \( - \frac{5}{3} < \frac{{19}}{3}\).

Đây là một khẳng định đúng.

Vậy \(x = \frac{2}{3}\) là một nghiệm của bất phương trình.

- Thay \(x = 1,2\) vào hai vế của bất phương trình \(2x - 3 < 5x + 3\), ta có: \( - 0,6 < 9\).

Đây là một khẳng định đúng.

Vậy \(x = 1,2\) là một nghiệm của bất phương trình.

+ Cách 2:

\(\begin{array}{l}2x - 3 < 5x + 3\\2x - 5x < 3 + 3\\ - 3x < 6\\x > - 2.\end{array}\)

Do \( - 3 < - 2\) nên \(x = - 3\) không phải một nghiệm của bất phương trình.

Do \( - 2,55 < - 2\) nên \(x = - 2,55\) không phải là một nghiệm của bất phương trình.

Do \( - \frac{1}{7} > - 2\) nên \(x = - \frac{1}{7}\) là một nghiệm của bất phương trình.

Do \(\frac{2}{3} > - 2\) nên \(x = \frac{2}{3}\) là một nghiệm của bất phương trình.

Do \(1,2 > - 2\) nên \(x = 1,2\) là một nghiệm của bất phương trình.

Vậy, trong hai cách, các giải bất phương trình đòi hỏi ít tính toán hơn.

Advertisements (Quảng cáo)