Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu 1 trang 18 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Phân tích...

Câu 1 trang 18 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Phân tích mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong văn bản...

Nhận xét Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng sau đó nêu nhận xét. Soạn Câu hỏi 1 trang 18 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu.

Phân tích mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong văn bản. Lý lẽ và bằng chứng nào em ấn tượng nhất, Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhận xét Luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng sau đó nêu nhận xét

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Luận đề

Luận điểm

Lý lẽ

Bằng chứng

Vai trò và trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu.

- Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu.

- Giữ gìn bản sắc trong thời đại toàn cầu hóa là điều hoàn toàn khả thi.

- Công dân toàn cầu có trách nhiệm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc đến với cộng đồng quốc tế.

- Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

- Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại.

- Bản sắc văn hóa giúp mỗi người định hình bản thân và đóng góp giá trị riêng cho cộng đồng toàn cầu.

- Nền văn hóa truyền thống là sức mạnh giúp con người thích nghi và hội nhập trong thế giới phẳng.

- Ví dụ về Trung Quốc, châu Âu chứng minh khả năng giữ gìn bản sắc trong môi trường toàn cầu.

- Nêu vai trò của các yếu tố như giáo dục, gia đình, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

- Trích dẫn ý kiến của các nhà văn hóa, danh nhân về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa.

Nhận xét: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận là vô cùng chặt chẽ. Các yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một bài văn nghị luận chặt chẽ, logic và có sức thuyết phục.

Em ấn tượng nhất của lý lẽ:

Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

Bằng chứng:

“ Các nước châu Âu là nơi nhất thể hoá gần như không có biên giới, nhưng người Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được văn hoá riêng, các dân tộc không hề bị xoá nhoà”

Advertisements (Quảng cáo)

Vì:

Toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia thông qua giao thương, du lịch, internet,... Nhờ vậy, con người có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, học hỏi những giá trị văn hóa mới.

Khi tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, con người dần nhận thức được giá trị của sự đa dạng văn hóa. Họ hiểu rằng mỗi nền văn hóa đều có những nét đẹp riêng biệt, cần được tôn trọng và trân trọng.

Toàn cầu hóa góp phần xóa bỏ những rào cản văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết và khoan dung giữa các nền văn hóa. Nhờ vậy, tình trạng kỳ thị văn hóa được giảm thiểu.

→ Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, nhưng mỗi quốc gia cần có những biện pháp phù hợp để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình. Giao thoa văn hóa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa là chìa khóa để xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển và thịnh vượng.

Cách 2:

Luận đề: Vai trò và trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

Luận điểm:

- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu.

- Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu.

- Giữ gìn bản sắc trong thời đại toàn cầu hóa là điều hoàn toàn khả thi.

- Công dân toàn cầu có trách nhiệm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc đến với cộng đồng quốc tế.

Lý lẽ:

- Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

- Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại.

- Bản sắc văn hóa giúp mỗi người định hình bản thân và đóng góp giá trị riêng cho cộng đồng toàn cầu.

- Nền văn hóa truyền thống là sức mạnh giúp con người thích nghi và hội nhập trong thế giới phẳng.

Bằng chứng:

- Ví dụ về Trung Quốc, châu Âu chứng minh khả năng giữ gìn bản sắc trong môi trường toàn cầu.

- Nêu vai trò của các yếu tố như giáo dục, gia đình, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

- Trích dẫn ý kiến của các nhà văn hóa, danh nhân về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa.

Lý lẽ và bằng chứng ấn tượng nhất:

- Lý lẽ: Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu.

- Bằng chứng: Công dân toàn cầu phải hiểu được toàn cầu hoá không loại bỏ bản sắc riêng. Anh làm toàn cầu trở nên phong phú hơn khi anh cũng đưa bản sắc của dân tộc anh vào. Một người công dân toàn cầu thực sự sẽ bổ sung giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hoá chung toàn cầu.” (Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội)

=> Lý do:

- Khẳng định tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

- Nêu rõ trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc lan tỏa bản sắc.

- Gợi mở hướng đi để gìn giữ và phát huy bản sắc trong bối cảnh mới.

Luận đề Luận điểm Lý lẽ Bằng chứng
Vai trò và trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. - Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu. - Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu. - Giữ gìn bản sắc trong thời đại toàn cầu hóa là điều hoàn toàn khả thi. - Công dân toàn cầu có trách nhiệm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc đến với cộng đồng quốc tế. - Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. - Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại. - Bản sắc văn hóa giúp mỗi người định hình bản thân và đóng góp giá trị riêng cho cộng đồng toàn cầu. - Nền văn hóa truyền thống là sức mạnh giúp con người thích nghi và hội nhập trong thế giới phẳng. - Ví dụ về Trung Quốc, châu Âu chứng minh khả năng giữ gìn bản sắc trong môi trường toàn cầu. - Nêu vai trò của các yếu tố như giáo dục, gia đình, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. - Trích dẫn ý kiến của các nhà văn hóa, danh nhân về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa.