Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 1 trang 138 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Xác...

Câu hỏi 1 trang 138 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích...

Đọc kĩ văn bản và xác định. Trả lời Câu hỏi 1 trang 138 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Thực hành tiếng Việt bài 5.

Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau

a. Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

b.

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ kkhông?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gần trăm cuối, bạc nhìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là, […]”

Advertisements (Quảng cáo)

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản và xác định

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

a.

- Điển tích, điển cố trong văn bản trên: trướng hùm, cửa viên

b.

- Điển tích, điển cố trong văn bản trên: dẽ run, Sâm, Thương.

Tác dụng: Cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộ lộ, thái độ, cảm xúc của tác giả, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Cách 2:

Điển tích, điển cố trong các câu:

a. chữ hùm, Nguyễn Du dùng để chỉ phong thái của người anh hùng Từ Hải. Nói về sự uy nghi của một phiên tòa báo ân báo oán đang được mở, mà Kiều và Từ Hải là chủ tọa.

b. Điển cố: Sâm, Thương: tức là để chỉ sao Sâm và sao Thương. Qua đó, để chỉ tình cảm cách biệt, không bao giờ có thể gặp nhau.