Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 78 Văn 9 Kết nối...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 78 Văn 9 Kết nối tri thức: Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ và nêu những đặc điểm của lời thơ biểu đạt tâm trạng đó...

Đọc kĩ bài thơ để phân tích tâm trạng. Soạn Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 78 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Bài ca chúc Tết thanh niên.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ và nêu những đặc điểm của lời thơ biểu đạt tâm trạng đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ bài thơ để phân tích tâm trạng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

* Tâm trạng:

Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy.

- Những âm thanh đã được “nghe” qua tâm trạng hi vọng, mong chờ vào thời cơ mới và vào thế hệ mới.

- Trước cảnh tượng “tân vận hội” sắp mở ra đó, nhà cách mạng cảm thấy chạnh buồn: khác với giọng điệu vui tươi ở phần trên, những câu thơ ở đây nhịp chậm lại như nặng trĩu ưu tư, phiền muộn. Tác giả nói về mình bằng những dòng thật chân thành, khiến người đọc xúc động sâu xa:

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,

Hai mươi năm lẻ, đã từng chua với xót

Trời đất may còn thân sống sót,

Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.

- Giờ đây, mang nỗi đau nói trên, “ông già Bến Ngự”, hướng toàn bộ tình cảm vào thế hệ thanh niên:

Thưa các cô, các cậu, lại các anh.

Đúc gan sát để dời non lấp bể,

Advertisements (Quảng cáo)

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.

- Hai câu thơ nói trên cho người đọc hiểu thêm khí phách của “ông già Bến Ngự”. Cho dù bị kẻ thù kiềm tỏa, họ Phan vẫn công khai thể hiện lập trường “không đội trời chung với quân giặc”.

Cách 2:

- Phân tích tâm trạng:

Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy.

Những âm thanh đã được “nghe” qua tâm trạng hi vọng, mong chờ vào thời cơ mới và vào thế hệ mới.

Trước cảnh tượng “tân vận hội” sắp mở ra đó, nhà cách mạng cảm thấy chạnh buồn: khác với giọng điệu vui tươi ở phần trên, những câu thơ ở đây nhịp chậm lại như nặng trĩu ưu tư, phiền muộn. Tác giả nói về mình bằng những dòng thật chân thành, khiến người đọc xúc động sâu xa:

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,

Hai mươi năm lẻ, đã từng chua với xót

Trời đất may còn thân sống sót,

Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.

Giờ đây, mang nỗi đau nói trên, “ông già Bến Ngự”, hướng toàn bộ tình cảm vào thế hệ thanh niên:

Thưa các cô, các cậu, lại các anh.

Đúc gan sát để dời non lấp bể,

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.

=> Hai câu thơ nói trên cho người đọc hiểu thêm khí phách của “ông già Bến Ngự”. Cho dù bị kẻ thù kiềm tỏa, họ Phan vẫn công khai thể hiện lập trường “không đội trời chung với quân giặc”.