Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Soạn bài Bí ẩn của làn nước Văn 9 Kết nối tri...

Soạn bài Bí ẩn của làn nước Văn 9 Kết nối tri thức tập 1: Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?...

Lời giải bài tập, câu hỏi soạn bài Bí ẩn của làn nước SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức - Bí ẩn của làn nước. Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?...

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 131 SGK Ngữ văn 9

Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để xác định sự kiện của cốt truyện

Answer - Lời giải/Đáp án

Cốt truyện xoay quanh sự kiện: tình huống trong khi tránh lũ trên ngọn cây, vợ và con của nhân vật "tôi” bị sa xuống dòng nước

Cách #:

Sự kiện: trong khi tránh lũ trên ngọn cây, vợ và con của nhân vật "tôi” bị sa xuống dòng nước


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 131 SGK Ngữ văn 9

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để xác định ngôi kể và tác dụng của lựa chọn ngôi kể

Answer - Lời giải/Đáp án

- Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất (xưng tôi).

- Với nội dung câu chuyện, lựa chọn ngôi kể như vậy sẽ tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.

Cách #:

- Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi).

- Tác dụng: tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 131 SGK Ngữ văn 9

Điều gì khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về chi tiết và phân tích vai trò của chi tiết.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Điều khiến nhân vật chết lặng là: Nhân vật "tôi” lại chết lặng khi một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi. Cái "chết lặng” của anh là tâm trạng bàng hoàng, đau đớn vì nhận ra sự thật phũ phàng là con anh đã không được cứu.

- Chi tiết đã thể hiện chủ đề sự việc đau xót, sự mất mát trong cảnh lũ

Cách #:

- Điều khiến nhân vật chết lặng là: một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi.

- Vai trò của chi tiết: thể hiện nỗi đau xót, sự mất mát trong cảnh lũ


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 131 SGK Ngữ văn 9

Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để đưa ra lí do và chia sẻ của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhân vật "tôi” lại giữ bí mật đó trong lòng vì:

+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước.

+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.

+ Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.

- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.

Cách #:

- Nhân vật "tôi” lại giữ bí mật đó trong lòng vì:

+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có

+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát.

+ Thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.

- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 131 SGK Ngữ văn 9

Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản để đưa ra suy nghĩ về ý nghĩa. Từ đó đề xuất nhan đề và giải thích ý nghĩa.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Ý nghĩa của nhan đề:Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.

- Em đề xuất nhan đề: Nỗi đau mùa nước lũ.

- Em đặt nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân chính vì cơn lũ khiến sự mất mát đó.

Cách #:

- Ý nghĩa của nhan đề:Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.

- Đề xuất nhan đề: "Nỗi đau mùa nước lũ” vì nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân sau cơn lũ.