Trang chủ Lớp 9 Tác giả - Tác phẩm văn 9 Tác giả, tác phẩm Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du):...

Tác giả, tác phẩm Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du): Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích...

Soạn Tác giả, Tác phẩm - Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du) - Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo HK1. Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác...

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình:

+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:

=> Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.

=> Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.

→ Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.

+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.

→ Hiểu biết về văn hóa dân gian.

→ Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.

- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.

- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi → Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.

- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. → Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.

- Ông mất tại Huế 1820.

→ Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

2. Sự nghiệp

Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và một số tác phẩm chữ Nôm (Văn tế sống hia cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều). Với những đóng góp to lớn ở cả hai bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, Nguyễn Du được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Du:


Tác phẩm

Advertisements (Quảng cáo)

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).

- Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.

- Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

b. Bố cục

- Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.

- Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.

d. Thể loại: Lục bát

e. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

b. Giá trị nghệ thuật

- Đoạn trích bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).

- Những lý lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”.

Sơ đồ tư duy về đoạn thơ Thúy Kiều báo ân, báo oán:

Advertisements (Quảng cáo)