Trang chủ Lớp 9 Tác giả - Tác phẩm văn 9 Tác giả, tác phẩm Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) 9: Tiểu...

Tác giả, tác phẩm Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) 9: Tiểu sử - Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên - Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc...

Soạn văn Tác giả, Tác phẩm - Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) 9 - Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo HK1. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác...

Tác giả

1. Tiểu sử

- Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên

- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Trước cách mạng:

+ Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

+ Tham gia cách mạng tháng 8 và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

- Sau cách mạng tháng 8:

+ Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

2. Sự nghiệp

a. Các tác phẩm chính

Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950), …

b. Phong cách phê bình

- Là nhà lý luận phê bình xuất sắc của nền Văn học Việt Nam hiện đại: “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”

- Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi và giàu cảm xúc, hình ảnh. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương logic, độc đáo.

- Năm 2000, ông được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Sơ đồ tư duy về tác giả Hoài Thanh:


Advertisements (Quảng cáo)

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “ văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).

- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương

- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương

- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Với một lối văn vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

b. Giá trị nghệ thuật

- Giàu hình ảnh độc đáo.

- Lối văn nghị luận vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc.

Sơ đồ tư duy về văn bản Ý nghĩa văn chương:

Advertisements (Quảng cáo)