Trang chủ Lớp 9 Vở thực hành Ngữ văn 9 Bài tập Tiếng đàn mưa trang 27 vở thực hành Văn 9:...

Bài tập Tiếng đàn mưa trang 27 vở thực hành Văn 9: Bố cục của bài thơ gồm … phần. Nội dung chính của từng phần: : Đọc văn bản...

Đọc kĩ phần kiến thức về thể thơ song thất lục bát trong phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 2. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 - Bài Tiếng đàn mưa trang 27 vở thực hành ngữ văn 9 - Tiếng đàn mưa. Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa...

Câu 1

Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ phần kiến thức về thể thơ song thất lục bát trong phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 2.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa:

- Bài thơ xen lẫn các cặp câu 7 tiếng với các cặp câu lục bát, trong đó, cặp câu 7 tiếng đứng đầu, sau đó đến cặp câu lục bát.

- Bài thơ gieo vần ở cả vần chân và vần lưng.

+ Về vần lưng: tiếng thứ sáu trong câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu trong câu bát (Ví dụ: ngàn - đàn); tiếng thứ bảy của câu 7 tiếng hiệp vần với tiếng thứ năm của câu 7 tiếng liền kề sau nó (rích - tịch).

+ Về vần chân: vần chân được gieo trong cả bài thơ (dương - hương).

- Câu thơ ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau (Ví dụ: Mưa hoa rụng, /mưa hoa xuân rụng)


Câu 2

Bố cục của bài thơ gồm … phần. Nội dung chính của từng phần:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản, chia bố cục theo nội dung văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Bố cục của văn bản gồm 4 phần. Nội dung chính của từng phần:

+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.

+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi


Câu 3

Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ và tác dụng:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản tìm ra các từ được lặp lại và nêu tác dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung chính của bài thơ là sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê. Trân trọng chốn quê hương yên bình.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa:

Tâm trạng tác giả muốn khắc họa qua những sự vật, hiện tượng ấy:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa: đều trong trạng thái rụng rơi, gợi lên những nỗi buồn miên man.

Tâm trạng tác giả muốn khắc họa qua những sự vật, hiện tượng ấy: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.


Câu 5

Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối: Ở ba khổ thơ đầu, nước non xuất hiện như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân. Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên đến hai câu thơ cuối, tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi”. Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ


Câu 6

Điều khiến em ấn tượng nhất ở bài thơ:

- Lý do:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu chi tiết khiến em ấn tượng và lý giải

Answer - Lời giải/Đáp án

Điều khiến em ấn tượng nhất ở bài thơ: Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”.

- Lý do: Đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại


Câu 7

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng đàn mưa

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ

Answer - Lời giải/Đáp án

“Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Đến khổ tiếp theo, tác giả qua việc miêu tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên sau cơn mưa. Đồng thời cũng thể hiện được chính tâm trạng, yêu mến thiên nhiên đất nước của người khách. Cuối cùng, đứng trước bản ngân nga trong tiếng mưa, người “khách tha hương” đã bộc lộ hết ra ngoài, nước mắt tuôn rơi, như đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn. Tóm lại, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.