Câu hỏi trang 5 Mở đầu
Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi gene (Genetically Modified Organism– GMO), nhà đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn, đặc biệt, thành tựu này còn góp phần giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vai trò gì đối với đời sống con người? Một số loại rau củ biến đổi gen |
Ngành Sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, các thành tựu của Sinh học ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm còn có những vai trò nâng cao sức khỏe con người; tăng chất lượng và sản lượng các sản phẩm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,...
Vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người:
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông nghiệp, y học,..; tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.
- Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.
Câu hỏi trang 5
1. Hãy đặt ra các câu hỏi liên quan đến hiện tượng trong Hình 1.2. 2. Hãy sắp xếp các câu hỏi đã đặt ra vào những nội dung sau: a) Hình thái và cấu tạo cơ thể. b) Hoạt động chức năng của cơ thể. c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau. d) Mối quan hệ giữa cả thể với môi trường. e) Quá trình tiến hoá của sinh vật. |
Quan sát hình 1.2 và đặt ra một số câu hỏi rồi sắp xếp vào các mục tương ứng.
1. Một số câu hỏi liên quan đến hiện tượng trong Hình 1.2:
- Mô tả cấu tạo của hoa.
- Đặc điểm nào của hoa thu hút bướm đến hút mật?
- Hiện tượng bướm hút mật ở hoa có ý nghĩa gì đối với hoa và đối với loài bướm.
- Bướm đã sử dụng bộ phận nào để hút mật hoa?
- Hoạt động này diễn ra trong giai đoạn phát triển nào của cây?
- Hãy đưa ra các phương thức phát tán ở thực vật có hoa.
- Nếu diệt hết các loại sâu bướm trên Trái đất, điều gì sẽ xảy ra?
2. Sắp xếp các câu hỏi:
Câu hỏi trang 6
Câu hỏi 3. Hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học. Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì? 4. Để trả lời các câu hỏi đã đặt ra, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành Sinh học? |
Hướng dẫn giải:
Sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực như Di truyền học, Sinh học tế bào, Thực vật học,... Mỗi lĩnh vực đóng góp những vai trò nhất định trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn đời sống con người
3. Một số lĩnh vực của ngành Sinh học và nhiệm vụ của chúng:
4. Để trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra, chúng ta cần tìm hiểu những lĩnh vực: Thực vật học, Động vật học, Di truyền học, Sinh thái học và môi trường.
Câu hỏi trang 6 Luyện tập
Nếu yêu thích môn Sinh học, em sẽ chọn lĩnh vực nào của ngành Sinh học? Tại sao? |
Dựa vào nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực, em hãy đưa ra quan điểm cá nhân về lĩnh vực mà em yêu thích của ngành Sinh học.
- Trong các lĩnh vực của ngành Sinh học, lĩnh vực mà em yêu thích nhất là Động vật học, vì lĩnh vực này giúp em hiểu hơn về các tập tính của động vật.
- Lĩnh vực em thích nhất trong ngành Sinh học là ngành Công nghệ sinh học, vì hiện nay ngành Công nghệ sinh học tạo ra được nhiều thực phẩm theo đúng yêu cầu của con người; tạo ra thuốc để chữa bệnh,...
Câu hỏi trang 6
Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những lợi ích gì? |
Môn Sinh học đưa lại cho chúng ta nhiều lợi ích để hiểu biết hơn về thế giới tự nhiên, từ đó ứng dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống; luôn yêu, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học và rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực.
Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những lợi ích:
- Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên đế từ đó giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước; có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững.
- Môn Sinh học còn giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học, gồm các thành phần năng lực như: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.
- Môn Sinh học cũng giúp chúng ta rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiều năng lực cần thiết.
Câu hỏi trang 6 Vận dụng
Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào? |
Em có thể đưa ra một số hành động mà bản thân có thể làm được để thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước như các hành động bảo vệ môi trường; hành động trong việc phòng, chống dịch Covid;....
Một số hành động thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước:
- Tuyên truyền cho mọi người biết về tầm quan trọng của chỉ thị 5K đối với việc phòng, chống dịch SARS–CoV–2.
- Phân loại rác; không xả rác bừa bãi.
- Không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Sinh học để ứng dụng vào cuộc sống.
Câu hỏi trang 7
6. Hãy nêu một vài thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 7. Những hiểu biết về bộ não đã mang lại lợi ích gì cho con người? |
Những thành tựu của sinh học đã góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông nghiệp, y học, tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thành tựu sinh học còn góp phần thay đổi cuộc sống hàng ngày, giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.
6. Một số thành tựu của cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu tốt hơn; cho năng suất cao hơn.
- Tạo ra các loại thuốc trị bệnh cho con người.
- Tạo ra các chế phẩm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường.
- Các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm phát triển giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
7. Bằng sự hiểu biết về cấu tạo và hoạt động chức năng sinh lí của não bỘ, người ta có thể chủ động đưa ra những phương pháp cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn đề về tâm lý cũng như hành vi của con người, góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hội trở nên sâu sắc hơn.
Câu hỏi trang 7 Luyện tập
Ngành Sinh học đã có những đóng góp gì trong bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống? |
Đối với môi trường, Sinh học đã đóng góp trong việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn để xã hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ozone, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,.. từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý hướng đến sự phát triển bền vững.
Những đóng góp của ngành Sinh học trong bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống:
- Tạo ra các chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề về môi trường như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã,...
- Đưa ra những mô hình tái sử dụng các chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi; tái chế rác thải hữu cơ.
Câu hỏi trang 8
8. Con người có thể giải quyết những vấn đề môi trường như thế nào? 9. Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng gì trong tương lai? |
- Con người sử dụng những hiểu biết của mình để tạo ra các chế phẩm bảo vệ môi trường, thân thiện với con người.
Advertisements (Quảng cáo)
- Việc kết hợp giữa Sinh học và Tin học giúp con người hiểu biết hơn về các vấn đề trong nghiên cứu sinh học và các nghiên cứu về Trái Đất, sự sống ngoài Trái Đất.
8. Con người đã chủ động dùng vi sinh vật để xử lý nước thải, xử lý dầu tràn trên biển, phân huỷ rác thải đề tạo phân bón,...Việc tạo ra xăng sinh học cũng là một trong những phát minh giúp bảo vệ môi trường.
9. Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những triển vọng trong nghiên cứu sinh học trên các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm vật thí nghiệm; kết hợp với khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ để nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh khác ngoài Trái Đất.
Câu hỏi trang 8 Luyện tập
Tại sao việc ứng dụng các thành tựu của sinh học được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề như môi trường, sức khoẻ con người? |
Thành tựu của Sinh học được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như:
- Công nghiệp thực phẩm: tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các
- Nông nghiệp: tạo ra các giống cây, vật nuôi chống chịu tốt. cho năng suất cao; tạo ra các chế phẩm trị bệnh trong nông nghiệp,...
- Y học: tạo ra thuốc, vaccine, enzyme;... nhằm phòng và chữa trị bệnh cho con người
- Môi trường: tạo ra các chế phẩm xử lý môi trường, tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ.....
Các thành tựu của Sinh học được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các vấn đề đến con người và môi trường như y tế, nông nghiệp, khoa học môi trường,... Do đó việc ứng dụng các thành tựu của sinh học được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề như môi trường, sức khoẻ con người.
Câu hỏi trang 9
10. Hãy kể tên một số ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Cho biết vai trò của các ngành nghề đó đối với đời sống con người. |
Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm: y - dược học, pháp y .. Các ngành nghề ứng dụng sinh học gồm: công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản...
Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học:
Câu hỏi trang 9
11. Tại sao sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học? |
Đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên, biểu hiện ở ba đặc điểmː đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Ngành Lâm nghiệp có vai trò trong việc bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, do đó, sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có vai trò trong việc bảo tồn các loài sinh vật rừng, sinh vật hoang dã, từ đó ảnh hưởng đến việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu hỏi trang 9 Luyện tập
Trong số các ngành nghề kế trên, hãy chọn một nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục tiêu, yêu cầu, cơ hội việc làm, thành tựu, triển vọng trong tương lai của nghề đó. |
Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học gồm: Y học, dược học, pháp y, công nghệ sinh học, khoa học môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Trong số các ngành nghề trên, một trong nghề em yêu thích là ngành Khoa học môi trường.
+ Mục tiêu của ngành là giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học/kỹ thuật môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, tái chế chất thải, sản xuất sạch,…
+ Ngành nghề yêu cầu những kiến thức về Sinh học, hóa học, địa lý,..; kỹ năng phân tích, quản lý dữ liệu,...
+ Sau khi học ngành Khoa học môi trường có thể làm việc ở Sở tài nguyên và môi trường, các công ty về môi trường,... về các công việc như phụ trách công tác kiểm soát, quản lý môi trường; tư vấn, thiết kế các hệ thống xử lý nước thải,....
Trong tương lai, khi số lượng người ngày càng tăng lên, nhu cầu của con người càng tăng thì áp lực cho môi trường càng tăng, do đó đặt ra nhu cầu về những nhà môi trường học nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Câu hỏi trang 9 Vận dụng
Hãy đề xuất ý tưởng về một ứng dụng của sinh học trong tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao. |
Dựa vào các ngành nghề liên quan đến sinh học, em hãy đưa ra ý kiến của cá nhân.
Một ứng dụng của sinh học trong tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao là ứng dụng sinh học để sản xuất các khí đốt, vì khí đốt là tài nguyên không thay thế nên trong tương lai, khí đốt sẽ càng ngày càng khan hiếm, do đó cần tạo ra các loại khí đốt mới phục vụ cho con người mà không gây ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi trang 10
12. Sự phát triển của ngành Sinh học có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển bền vững? |
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.
Câu hỏi trang 10
13. Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm không? Tại sao? 14. Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề gì để không trái với đạo đức sinh học? |
- Những thí nghiệm trên cơ thể con người luôn gây nên nhiều tranh cãi trong xã hội như: nhân bản vô tính con người, dùng người để thử nghiệm thuốc và những thí nghiệm vì mục đích lợi nhuận,...
- Việc nghiên cứu và thử nghiệm những phương pháp mới trên người, động vật, thực vật, vi sinh vật đòi hỏi làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
13. Thí nghiệm là thí nghiệm trên con người với mục đích lợi nhuận hay nhằm nhân bản vô tính,... là các thí nghiệm vi phạm đạo đức sinh học. Em không đồng tính với việc dùng con người để làm thí nghiệm vì việc nghiên cứu trên con người có thể gây di chứng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng con người.
14. Đế không trái với đạo đức sinh học, khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
Câu hỏi trang 10
15. Kể tên một số sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong đời sống hàng ngày. |
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,... đã cho ra đời nhiều sản phẩm như các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học như:
- Trong y học: Vaccine , kháng thể,...
- Trong nông nghiệp: cây trồng kháng bệnh, kháng thuốc trừ sâu, chế phẩm vi sinh,...
- Trong công nghiệp: nhiên liệu sinh học, ứng dụng vi sinh vật trong công nghệ thực phẩm,...
Câu hỏi trang 11 Luyện tập
Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội? |
Đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên, biểu hiện ở ba đặc điểmː đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội vì đa dạng sinh có nhiều vai trò đối với cuộc sống con người như cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp,... và cả các loại thuốc chữa bệnh. Vai trò của của đa dạng sinh học với tư cách là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người là điều không thể nào phủ nhận.
Câu hỏi trang 11 BT
Câu 1: Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,... hay không? Tại sao? Câu 2: Tại sao nói "Thế kỷ XXI là thế kỷ của ngành Công nghệ sinh học”? |
Trong tương lai, ngành Sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội như: xử lý ô nhiễm môi trường; tạo được nhiều giống vật nuôi, cây trồng; áp dụng liệu pháp gene và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh; tạo ra năng lượng sinh học...
Câu 1:
Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng rất cao sẽ chữa khỏi bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,... vì trong tương lai, sự phát triển của sinh học sẽ nghiên cứu ra các phương pháp chữa trị mới, các loại thuốc để chữa các bệnh này.
Câu 2:
"Thế kỷ XXI là thế kỷ của ngành Công nghệ sinh học” vì ở thế kỉ XXI, ngành Công nghệ sinh học đang rất phát triển và có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp (tạo ra các chế phẩm nông nghiệp; các cây trồng, vật nuôi chống chịu bệnh,..), trong y học (vaccine, kháng thể, hormone,...), trong bảo vệ môi trường (tạo ra các loại nhựa phân hủy sinh học, nhiên liệu sinh học,...).....