Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo Bài Đọc trang 20 SBT Văn 10 – Chân trời sáng tạo:...

Bài Đọc trang 20 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên....

Giải bài Đọc trang 20 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Bài Đọc trang 20 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo, Bài 2. Sống cùng kí ức cộng đồng - SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sử thi?

Câu 1

Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản và lọc ra các ý chính để tóm tắt.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Pê – nê – lốp nghi ngờ người chồng của mình

- Ô – đi xê kể lại rõ ràng về sự việc xây dựng chiếc giường cưới đặc biệt mà chỉ có hai vợ chồng chàng và một người cận vệ biết được

- Pê – nê – lốp nhận ra chồng mình trong sự vui mừng khôn xiết, hai vợ chồng hạnh phúc bên nhau.

Câu 2

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sử thi?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ phần khái niệm và đặc trưng của sử thi để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhân vật trong câu chuyện là Ô – đi- xê một người anh hùng hội tụ những đặc điểm phẩm chất của cả cộng đồng sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường và phẩm chất đáng quý.

- Cốt chuyện dù xoay quanh sự việc giữa Ô – đi- xê và Pê -nê- lốp nhưng ở đó có tính kì ảo, hoang đường và dấu ấn của người anh hùng.

- Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi thể hiện thái độ tôn vinh người anh hùng Ô– đi – xê.

Câu 3

Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - văn hóa, xã hội của sử thi Ô-đi-xê. Dựa vào tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê trong SGK và sự hiểu của bạn về tác phẩm, nêu các sự kiện chính đã diễn ra trước khi có cuộc hội ngộ giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp trong văn bản trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu bối cảnh lịch sử-văn hoá, xã hội của tác phẩm, nêu ra các sự kiện chính.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bối cảnh lịch sử - văn hóa, xã hội của sử thi Ô-đi-xê: Thời Hy Lạp cổ ssaij, sau cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, nhu cầu mở mang vùng đất mới, công cuộc thám hiểm biển cả của người Hy Lạp …

- Các sự kiện chính:

+ Hành trình vượt đại dương trở về quê hương đầy gian lao thử thách.

+ Ở quê nhà, Pê-nê-lốp phải tìm đủ cách để đối phó với 108 tên cầu hôn.

+ Khi về đến quê hương, Ô-đi-xê cùng con trai bí mật thực hiện kế hoạch tiêu diệt bọn cầu hôn để đoàn tụ với người vợ thủy chung Pê-nê-lốp,…

Câu 4

Theo bạn, văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách nào của nhân vật Ô-đi-xê? Nét tính cách đó có tiêu biểu cho đặc điểm của nhân vật sử thi hay không? Giải thích ý kiến của bạn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ các đoạn viết về nhân vật Ô-đi-xê.

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách sau của nhân vật Ô-đi-xê:

+ Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.

+ Có ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức hiểm nguy.

+ Đại diện cho sức mạnh trí tuệ cộng đồng, lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

- Các nét tính cách trên tiêu biểu cho đặc điểm của nhân vật sử thi vì ở Ô-đi-xê hội tụ đủ các đặc điểm của nhân vật sử thi như: sức mạnh, tài năng, ý chí phi thường, có những chiến công lớn,….

Câu 5

Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật Pê-nê-lốp và cho biết: Xét trong tính chỉnh thể của văn bản, hình tượng Pê-nê-lốp có vai trò như thế nào trong việc thể hiện hình tượng người anh hùng Ô-đi-xê?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ các đoạn viết về nhân vật Pê-nê-lốp.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Pê-nê-lốp là một người vợ chung thuỷ, có trí tuệ (Sự cảnh giác trước cạm bẫy), có sự kiên định rõ nét nhưng bên cạnh đó cũng là sự mềm mại của một người phụ nữ.

- Hình tượng Pê-nê-lốp có vai trò làm nổi bật hình tượng người anh hùng Ô-đi-xê trong các khía cạnh như: trí tuệ, sự thuỷ chung, sự sáng suốt,… Phải có nhân vật Pê-nê-lốp với các thử thách mà nàng đưa ra thì Ô-đi-xê mới trở nên xứng đáng khi được gọi là anh hùng.

Câu 6

Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật? Có người cho rằng: trong cảnh này, việc tác giả để cho các nhân vật nói nhiều đã làm mờ đi vai trò của người kể chuyện. Cho biết ý kiến của bạn về ý kiến này.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản các đoạn miêu tả tính cách của cả hai nhân vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tính cách nhân vật Ô-đi-xê:

+ Coi trọng sự thuỷ chung, kiên định, có tầm nhìn xa (thể hiện qua lời đối đáp tự tôn, tự trọng, câu chuyện về chiếc gương kì lạ).

- Tính cách nhân vật Pê-nê-lốp:

+ Lòng thuỷ chung, kiên định trước sóng gió cuộc đời; sự tỉnh táo, khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh; khao khát; yêu thương đầy nữ tính (thể hiện qua chi tiết đưa người đàn ông vào tình huống phải chấp nhận thử thách và tự bộc lộ mình là ai; thể hiện sự tôn trọng Ô-đi-xê).

Với vế thứ hai có hai ý cần nêu rõ:

- Một mặt cần thấy rằng: Đúng là ở đây, người kể chuyện đã phải “lui lại phía sau” để nhân vật tự thể hiện qua lời nói, hành vi của họ. Nhưng có phải rằng đó là một sự non tay? Trái lại, đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

- Mặt khác, cũng cần thấy: Không hẳn vai trò của người kể chuyện bị làm mờ đi, mà nó vẫn đang giữ vai trò: kể lại lời nói của nhân vật; xưng hô trân trọng trìu mến; khi cần đưa ra những miêu tả so sánh bất ngờ, đặc sắc, thú vị. Ví dụ: lời kể khiến người đọc giật mình nhận ra sóng gió cuộc đời 20 năm (hiểu theo nghĩa ẩn dụ) đã uy hiếp Pê-nê-lốp không kém sóng gió mà thiên nhiên và thần linh gây nên cho Ô-đi-xê (theo nghĩa đen) trên biển cả.

Câu 7

Thử thách ngọt ngào chỉ là một trong nhiều nhan đề có thể đặt cho phần văn bản trên đây. Theo bạn nhan đề đó có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản không? Nếu được yêu cầu đề xuất một nhan đề khác, bạn đề xuất nhan đề gì? Giải thích lí do.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đặt tên khác cho văn bản, giải thích hợp lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Theo em nhan đề Thử thách ngọt ngào phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản. Vì nó đã thể hiện được nội dung trọng tâm mà văn bản hướng tới đó là thử thách giúp cho hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp nhận ra nhau sau nhiều năm xa cách.

- Gợi ý nhan đề: Tình yêu thuỷ chung, Bí mật hạnh phúc,…

Câu 8

Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Thử thách ngọt ngào và Gặp Ka-típ và Xi-la trích sử thi Ô-đi-xê (làm vào vở)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ hai văn bản.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các yếu tố

Gặp Ka- ríp và Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Nội dung câu chuyện

Kể về hành trình nguy hiểm của bản thân và đồng đội

Kể về cuộc đối thoại của hai nhân vật chính sau 20 năm xa cách

Điểm nhìn

Điểm nhìn của nhân vật chính trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất

Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển qua từng nhân vật

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

Lời của người kể chuyện cũng là lời của nhân vật Ô-đi-xê, lời thoại của các nhân vật khác

Lời của nhân vật chiếm ưu thế nhưng lời của người kể chuyện cũng rất quan trọng.

Câu 9

Chọn một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hoặc Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chọn một đoạn văn trong các văn bản có sử dụng biện pháp tu từ, nêu tác dụng.

Answer - Lời giải/Đáp án

- “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ.

→ Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù.

Advertisements (Quảng cáo)