Bài 1
Viết số vào chỗ chấm.
a) 1 m = …. dm 1 dm = …. cm 1 m = …. cm
b) …. cm = 1 m …. dm = 1 m … cm = 1 dm
Áp dụng cách đổi: 1 m = 10 dm ; 1 dm = 10 cm ; 1 m = 100 cm
a) 1 m = 10 dm 1 dm = 10 cm 1 m = 100 cm
b) 100 cm = 1 m 10 dm = 1 m 10 cm = 1 dm
Bài 2
Số?
Ba con kiến đều xuất phát từ tổ của chúng và bò theo cùng một con đường.
Mỗi con kiến đã bò được:
- Kiến A: …. cm hay …. dm
- Kiến B: …. cm hay …. dm
- Kiến C: …. cm hay …. dm hay .… m
(Tính theo vạch dọc có trong hình)
Quan sát ta thấy tranh mỗi đoạn thẳng dài 10 cm. Em đếm số đoạn thẳng mỗi con kiến đã bò rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Áp dụng cách đổi: 1 cm = 10 cm ; 100 cm = 1 m
- Kiến A: 60 cm hay 6 dm
- Kiến B: 130 cm hay 13 dm
- Kiến C: 200 cm hay 20 dm hay 2 m
Bài 3
Đánh dấu vào đơn vị em chọn.
Quan sát hình ảnh ngôi nhà và hộp bút trong thực tế rồi đánh dấu vào đơn vị đo thích hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Đo chiều rông ngôi nhà theo đơn vị mét.
b) Đo chiều rộng hộp bút theo đơn vị xăng-ti-mét.
Bài 4
Viết cm hay m vào chỗ chấm.
a) Bạn Dung cao 125 ….
b) Phòng học dài 6 ….
c) Sân bóng rổ dài 28 …..
d) Ngón tay trỏ của bạn Nam dài 6 …..
Quan sát chiều cao của bạn cùng lớp, phòng học, sân bóng rổ và ngón tay trong thực tế rồi viết cm hay m vào chỗ chấm.
a) Bạn Dung cao 125cm
b) Phòng học dài 6m
c) Sân bóng rổ dài 28m
d) Ngón tay trỏ của bạn Nam dài 6cm
Bài 5
Cây cau cao 17 m, cây dừa cao hơn cây cau 5 m. Hỏi cây dừa cao bao nhiêu mét?
Chiều cao của cây dừa = chiều cao của cây cau + 5 mét.
Chiều cao của cây dừa là
17+ 5 = 22 (mét)
Đáp số: 22 mét