Câu 1
Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê – ra – clet đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) ở bài 1 và đoạn trích Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) trong bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?
- Nắm được khái niệm và phân loại trích dẫn, chú thích
- Đọc đoạn trích Hê – ra – clet đi tìm táo vàng và đoạn trích Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam → Tìm ra các trích dẫn và chú thích
- Xếp loại các trích dẫn và chú thích
* Trong đoạn trích Hê – ra – clet đi tìm táo vàng:
+ Trích dẫn gián tiếp: Các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp
+ Chú thích: chú thích chân trang
* Trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
+ Trích dẫn trực tiếp: Những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn (VD: “mở cửa”; “của ngon vật lạ”, …)
+ Chú thích: Chú thích chính văn (Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú thích trong văn bản, VD: (lụa) (kén cá, chọn canh)); chú thích chân trang.
Câu 2
Quan sát bản đồ hoạ thông tin (inforgrafic) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?
b. Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?
c. Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Quan sát bản đồ và thu thập thông tin.
a. Các phương tiện được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản: Phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
b. Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ làm rõ các thông tin được đưa ra trong bản đồ.
c. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản giúp văn bản trở nên sinh động, giúp người xem, người đọc dễ hình dung được những chi tiết, hình ảnh về thông tin trong văn bản.
Câu 3
Advertisements (Quảng cáo)
Phân tích tác dụng của những trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:
a. “Thế kỉ thứ XV, vua Lê Thái Tổ cũng thấy ý nghĩa của thơ văn trong việc góp phần giữ gìn biên cương của đất nước. Trong bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu, ông viết: “Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung” (Toàn Việt thi lục, tập II, kí hiệu A. 1262, tờ 2). Có nghĩa là: “Đề thơ khắc vách đá, trấn giữ phía Tây nước Việt ta”. Đặc biệt, Nguyễn Trãi có tuyên bố “đao bút” của mình là dùng những bài văn tư lệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, ra sức bảo vệ nước Nam: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn/ Chỉ thư này chép việc càng chuyên/ Vệ Nam mãi mãi ra tay thước/ Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới, bài 56).”
b. “Từ giả thuyết “Hùng” (Hùng Vương) cũng là chữ phiên âm từ Việt cổ chỉ một chức vụ thủ lĩnh, “người cầm đầu” dân tộc, Trần Quốc Vượng cho rằng “vùng Mường trước cách mạng có lang, có làng. Lang có lang đạo, lang cun (cun-kun). Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang) cai quản một mường. Thường các đạo phụ thuộc vào lang cun, nơi cun ở hoặc đúng hơn xóm hoặc một sô xóm nằm dưới quyền thống trị và bóc lột trực tiếp của cun, goi là chiềng (làng Chiềng). Cun là con trưởng ngành trưởng nhà lang. Hùng cũng là con trai trưởng của ngành Âu Lạc. Ngoài từ cun, ở ta còn có từ khun: Khun là tiếng chỉ chức vị người cầm đầu (= tù trưởng) và cũng là tiếng chi các quý tộc nói chung, người được tôn kính thuộc các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và Thái như La Ha, Kháng, Xinh mun, Khmu, Thái Tây Bắc, Lào [Trần Quốc Vượng, 2005, trang 963].”.
Đọc kĩ các trích dẫn và phân tích tác dụng của chúng trong các đoạn văn.
a. Cách trích dẫn trực tiếp bằng hình thức đặt nội dung trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn (Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tay ngung”). Cách chú thích trong đoạn văn là hình thức chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn "(Toàn Viết thi luc, tập II, kí hiệu A.1262, tờ 2)”; "(Bảo kính cảnh giới, bài 56)”. Các trích dẫn này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc giải thích nghĩa của một từ ngữ, một khái niệm quan trọng trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của tác giả khi viết.
b. Cách trích dẫn trong đoạn văn này sử dụng cách trích dẫn trực tiếp nội dung được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn, có xuất xứ và số trang rõ ràng “[Trần Quốc Vượng, 2005, trang 963]”. Đi liền với cách trích dẫn trực tiếp, nguyên văn này là hình thức chú thích ngay trong chính văn, ví dụ: "Hùng” (Hùng Vương), lang cun (cun – kun), Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang), chiểng (làng Chiềng), người cầm đầu (= tù trưởng). Các trích dẫn và chú thích này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc chú thích nguồn gốc xuất xứ của tài liệu được trích dẫn trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực trong nghiên cứu khoa học.
Câu 4
Hãy viết một văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ… để trình bày về một trong các đề tài sau đã cho. Dựa vào hình thức biểu thị của văn bản thông tin, để lựa chọn các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả.
- Chọn đề tài.
- Lên ý tưởng, chọn phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ muốn sử dụng (tranh ảnh, sơ đồ, số liệu, …).
- Viết văn bản về đề tài đã chọn.
Đề bài: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam
Dàn ý:
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông
(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:
- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự
- Lựa chọn trang phục phù hợp
- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội…