Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:
Câu 1
Xác định câu chủ đề và phân tích tính liên kết, tính mạch lạc trong các đoạn văn sau:
a. Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con người sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng day, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế. (Bùi Duy Tân)
b. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoả ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyên nguy. Sự thay đội ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi, nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? (Nguyễn Trãi)
c. Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyên Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây "cô trúc” thanh cao hay sao? Thân "cô trúc” chỉ cần một gợn gió nhẹ thôi cũng đủ xao mình, trăn trở! Giữa nơi yên mà nào nó có yên? Và làm sao biết trong cõi riêng của ba bài thu kia, thân "cô trúc” ấy còn “lơ phơ”, còn "hắt hiu”, còn bất an ghế đến thế kỉ nào? (Chu Văn Sơn)
Đọc kĩ các ngữ liệu để phân tích tính liên kết, mạch lạc trong đoạn văn.
a. Câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí.
Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo logic sau: “chức năng chiến đấu của văn chương”. Các câu 3, 4, 5 đều triển khai ý của câu 1 – câu mang chủ đề của đoạn văn.
Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối, phép lặp, phép thế.
b. Câu chủ đề: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
Tính mạch lạc: các câu trong đoạn văn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ.
Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối, phép lặp.
c. Câu chủ đề: Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyên Khuyến hiện ra giữa chốn vườn Bùi như một cây "cô trúc” thanh cao hay sao?
Tính mạch lạc: các câu sau triển khai ý chủ đề của đoạn văn để lí giải như thế nào là khí tiết thanh cao của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua chùm thơ thu, tất cả đều hướng về chủ đề của đoạn văn.
Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối, phép lặp, phép thế.
Câu 2
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xác định chủ đề của đoạn văn.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.
a. Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hóa. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hóa đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kỹ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,...tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chúng nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây o liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc gìn giữ bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)
b. Cuối cùng, "Thu vịnh” đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng”
"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giac "thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tao nhã - một nho gia khí tiết (Chu Văn Sơn).
c. Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)
Đọc lí thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.
a. Chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng
- Tính liên kết
+ Các từ liên kết:
Phép thế: đó là
Phép nối: Tuy nhiên, Ngược lại,....
- Tính mạch lạc
+ Các câu trong văn bản cùng nói về một chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng
b. Chủ đề: Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua hai câu thơ kết bài “Thu vịnh”
- Tính liên kết
Phép thế: nó
- Tính mạch lạc
Advertisements (Quảng cáo)
+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ kết
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý
c.Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
Câu 3
a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)
b. Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)
c. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Đọc lí thuyết tại phần Kiến thức ngữ văn.
a.
- Lỗi sai: Từ “Bởi vậy”
- Sửa lỗi: Thay “Bởi vậy” thành từ “Quả thật”
- Câu hoàn chỉnh: Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Quả thật, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy.
b.
- Lỗi sai: Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)
- Sửa lại:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.
c.
- Lỗi sai: Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề.
- Sửa lại:
Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
Câu 4
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Trong bất cứ thời đại nào, sự sẻ chia, yêu thương giữa con người với nhau luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Dựa vào hiểu biết về vấn đề, triển khai viết đoạn theo đúng chủ đề.
Trong bất cứ thời đại nào, sự sẻ chia, yêu thương giữa con người với nhau luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Đầu tiên ta phải hiểu yêu thương, chia sẻ là gì? Đó là quan tâm, là đùm bọc, là giúp đỡ, là san sẻ những khó khăn với người bên cạnh ta. Sự yêu thương sẻ chia ấy được thể hiện vô cùng đơn giản, đôi khi chỉ là nụ cười ấm áp, đôi khi chỉ là một vòng ôm quan tâm, một ánh mắt hiền dịu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình. Xã hội cần những tấm lòng biết yêu thương, biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Hằng năm có rất nhiều tấm lòng đã đến với nhân dân miền Trung trong những cơn bão. Sự mất mát, đau thương đè nặng lên đôi vai gầy của những người còn sống. Họ cần yêu thương, cần giúp đỡ và cần sẻ chia. Vậy hà cớ gì chúng ta không thể san sẻ bớt gánh nặng lớn lao ấy. Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Bài học về sự sẻ chia còn nhiều, những tấm gương ngoài kia cũng không thiếu. Hãy là một trong số họ để viết lên câu chuyện cuộc đời nhiều tình thương của riêng mình.
Câu 5
Các em hãy sắp xếp các đoạn văn sau đây (theo Lê Nguyên Cẩn, Mã văn hóa trong tác phẩm văn học, những vấn đề lí thuyết và giảng dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018) theo trật tự hợp lí nhất và giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.
Dựa vào nội dung từng phần để sắp xếp cho phù hợp.
Dựa vào các phương tiện liên kết và nội dung trong mỗi đoạn, trật tự hợp lí của các đoạn trong văn bản là: (1) - (4) – (6) – (3) – (5) – (2).