Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 108 SGK Văn 6...

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 108 SGK Văn 6 Kết nối tri thức: Ôn tập học kì 2...

Giải bài tập Ôn tập học kì 2 Văn 6 KNTT. Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Ôn tập học kì 2

Bài 1. Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.

b. Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.

Kiểu văn bản/Ví dụ một văn bản được học trong Ngữ văn 6 tập 2 Đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản, thể loại qua văn bản ví dụ Điều em tâm đắc với một đoạn văn bản
Truyền thuyết (Thánh Gióng) Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh...Truyên xây dựng yếu tố kỳ ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sắt phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời,... Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.
Cổ tích (Cây  khế) Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh (nhân vật người em). Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy? Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.
Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!) Văn bản bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập ttrong cái chung của tập thể. Để có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,...) Câu nói "Xem người ta kìa” ở cuối bài văn chính là một lời khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính mình.
Văn bản thông tin (Trái đất - cái nôi của sự sống) Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi Tình trạng Trái đất hiện ra sao? Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự tàn phá do con người làm nên. Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại.

 

Bài 2. Hãy nêu các kiểu bài viết mà em đã thực hành khi học Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi kiểu bài, cho biết:

a. Mục đích mà kiểu bài hướng tới.

b. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

c. Các bước cơ bản để thực hiện bài viết.

d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm với mỗi kiểu bài (ngoài đề tài em đã chọn trong quá trình học).

e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài.

Các kiểu bài viết Mục đích Yêu cầu Các bước cơ bản thực hiện bài viết Đề tài cụ thể Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Có thể bỏ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám Cần có sự nhất quán về ngôi kể. Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm.
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra Đúng với thể thức của một biên bản thông thường Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em Kiểm tra chính xác thể thức văn bản

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3. Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua. Cho biết mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10 có gì giống và khác nhau.

Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua:

- Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn

- Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn  mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe.

- Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày.

Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10:

- Giống nhau: Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình cho các em, rèn luyện kỹ năng viết về các kiểu bài khác nhau.

- Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày

Bài 4. Liệt kê những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào

Bài Kiến thức tiếng Việt
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng - Củng cố kiến thức về cụm động từ, cụm tính từ; nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ. - Luyện tập về từ ghép, từ láy, phân loại 2 loại từ này. - Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh. - Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt. - Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.
Bài 7: Thế giới cổ tích - Cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển) - Mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể. - Biện pháp tu từ điệp ngữ.
Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Củng cố kiến thức về trạng ngữ.- Nhận diện và hiểu nghĩa của thành ngữ. - Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.
Bài 9: Trái Đất - Ngôi nhà chung - Đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn. - Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và sử dụng từ mượn trong nói và viết.
Bài 10: Cuốn sách tôi yêu - Văn bản nghị luận văn học.

Bài 5. Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo hướng dẫn của giáo viên.

 

Advertisements (Quảng cáo)