Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Soạn bài Bố cục của văn bản Văn 8 tập 1: Giải...

Soạn bài Bố cục của văn bản Văn 8 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 18 Văn 8 tập 1. Dựa vào phần...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 18 SBT Ngữ văn 8 tập 1. Dựa vào phần Chú thích và đoạn trích Trong lòng mẹ ở SGK, hãy viết một số đoạn văn giới thiệu về Nguyên Hồng.. Soạn bài Bố cục của văn bản SBT Ngữ văn 8 tập 1 - Soạn bài Bố cục của văn bản

1. Xác định bố cục của văn bản sau. Phân tích cách trình bày ý trong phần thân bài của văn bản.

CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC

   Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm.

   Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu.

   Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.

   Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

(Theo Tiếng Việt 2, tập hai)

   - Xem lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bố cục ba phần và nhiệm vụ của từng phần trong văn bản. Đọc kĩ văn bản để tìm bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

   - Để phân tích cách trình bày ý trong phần thân bài, hãy : 

   + Xem phần thân bài có mấy đoạn văn.

   + Văn bản thuộc kiểu miêu tả hay kể chuyện ? Nếu là miêu tả thì các cảnh được miêu tả ở đây theo trật tự nào ? Hãy chú ý đến các trạng ngữ đứng đầu trong câu mở đầu mỗi đoạn văn.

2. Các văn bản sau đây có bố cục mấy phần ?

QUA ĐÈO NGANG

       Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá lá chen hoa.

      Lom khom dưới núi tiều vài chú,

      Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

          Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

          Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

           Dừng chân dứng lại, trời, non nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

                                                                  (Bà Huyện Thanh Quan)

GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ

   Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có bộ lông trắng : chim ưng trắng, cú trắng, thỏ trắng, đến gâu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khoẻ nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô-gam. Đặc biệt gấu trắng rất tò mò.

   Có lần, một thuỷ thủ rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuối theo. Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ.

   Thấy mù, gấu dừng lại đánh hơi, lấy chân lật qua lật lại cái mũ xong nó lại đuổi. Anh thuỷ thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng. Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét. Nhưng vì nó chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run cầm cập.

( Theo Lê Quang Long - Nguyễn Thanh Huyền)

VÈ CHIM

     Hay chạy lon ton,

Là gà mới nở.

     Vừa đi vừa nhảy,

    Là em sáo xinh.

      Hay nói linh tinh,

     Là con liếu điếu.

          Hay nghịch hay tếu,

    Là cậu chìa vôi.

         Hay chao đớp mồi,

        Là chim chèo bẻo.

         Tính hay mách lẻo,

              Thím khách trước nhà.

     Hay nhặt lân la,

   Là bà chim sẻ.

      Có tình có nghĩa,

      Là mẹ chim sâu.

       Giục hè đến mau

       Là con tu hú.     

               Nhấp nhem buồn ngủ,

Advertisements (Quảng cáo)

     Là bác cú mèo.

                              (Đồng dao)

   Bố cục ba phần của văn bản chỉ là một kiểu, tuy kiểu này thường gặp trong SGK và là yêu cầu đối với việc tạo lập văn bản. Tuy nhiên, tuỳ vào dạng, ý đồ của nhà văn, văn bản có thể có bố cục một phần (không chia được đâu là mở bài, thân bài và kết bài), hai phần (thường là gồm phần mở bài và thân bài triển khai ý được nêu khái quát ở phần mở bài), thậm chí có tới bốn phần : đề, thực, luận, kết  thường thây trong các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

   Em hãy dựa theo gợi ý trên để thực hiện yêu cầu của bài tập.

3. Bài tập 1, trang 26 - 27, SGK.

   Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau:
a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
   Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn cánh tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây ...
   Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
   Tiếng chim kêu vang bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng  từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.

(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)

c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
   Ta thử lấy truyện Hai bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai bà vẫn chép rằng Hai bà đều hoá đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hoá lên trời.
   Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thủa xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tâu tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

(Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

   Mục đích của bài tập này nhằm giúp các em ôn tập và nắm sâu hơn cách trình bày nội dung văn bản.

a) Trình bày theo không gian : nhìn xa —> đến gần —> đến tận nơi ->  đi xa dần.

b) Trình bày theo thời gian.

c) - Cả đoạn trích trình bày theo lối diễn dịch : đoạn 1 nêu nhận xét khái quát, đoạn 2 và 3 nêu ví dụ cụ thể cho đoạn :

    - Đoạn 2 và 3 được sắp xếp theo thứ tự từ sự thật đến tưởng tượng và từ sản phẩm tưởng tượng suy ngược lại sự thật.

4. Bài tập 3, trang 27, SGK.

   Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?

a) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước

- Những người thường xuyên chịu khó hòa mình và đời sống sẽ nắm chắc tình tình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.

- Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới.

b) Giải thích câu tục ngữ:

- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.

- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn.

   - Trật tự sắp xếp giữa (a) và (b) không hợp lí.

   - Trật tự sắp xếp giữa các ý nhỏ trong phần (b) cũng không hợp lí.

   Em hãy giải thích lí do tại sao và sắp xếp lại theo ý mình.

5. Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn trích sau :

a) Hải Âu là bạn bè của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều vờn sất ngọn sóng hơn và về tổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng.

Hải Âu là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biên ca nhiều ngày, đã bị cái bồng bềnh của biển cả làm say... mà thấy từng cánh Hải Âu, lòng lại không bùng hi vọng. Bọn chúng báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đẵng.

(Vũ Hùng)

b) Cỏ non đã mọc tua tủa. Một mầu xanh non ngọt ngào, thơm ngất, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“ Ò ... ò… ” đàn bò reo. Chúng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy. […]

Con Nâu đứng lại. cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu. trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó tráo ra, nom đến là ngon lành.

 Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

(Hồ Phương)

   Yêu cầu của bài .tập này là phân tích cách trình bày, triển khai ý. Em cần phát hiện đoạn trích có những ý lớn nào, quan hệ của chúng ra sao, việc sắp xếp như thế có hợp lí không.

a) Đoạn trích nêu hai đặc tính của Hải Âu. Mỗi đoạn trình bày một đặc tính. Như vậy, đoạn trích trình bày theo kiểu liệt kê.

b) Đây-là đoạn trích nhằm miêu tả loài vật, các ý được sắp xếp từ chung đến riêng : tả cả đàn bò trong khung cảnh cỏ non mơn mởn rồi lần lượt tả từng con một.

6. Dựa vào phần Chú thích và đoạn trích Trong lòng mẹ ở SGK, hãy viết một số đoạn văn giới thiệu về Nguyên Hồng.

   Trong lòng mẹ là đoạn trích từ hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng SGK đã có phần Chú thích và dẫn toàn bộ đoạn trích. Làm bài tập này, em cần tham khảo chú thích (★) trang 18 và các kiến thức đã được học ở phần Đọc - hiểu văn bản trang 20, SGK.

   Sau đây là nội dung và trình tự sắp xếp các đoạn văn để em tham khảo :

- Giới thiệu thân thế của nhà văn Nguyên Hồng.

- Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

- Giới thiệu khái quát tập hồi kí Nhũng ngày thơ ấu, vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)