1. Bài tập 1, trang 53 - 54, SGK.
Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì?
a) Giảng văn rõ ràng là khó.
Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng.
(Lê Trí Viễn)
b) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
c) Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu, ước lệ sáo rỗng, dài dòng luộm thuộm. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giầu có và đầy sức sống của nhân dân.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc. Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
Tuy nhiên, nếu như thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa có cây bút kế thừa.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan)
Bài tập yêu cầu phát hiện và nêu tác dung của các phương tiện liên kết trong các đoạn trích. Đầu tiên em hãy đọc cả đoạn trích và xem nó gồm bao nhiêu đoạn văn rồi tìm chủ đề của mỗi đoạn. Các phương tiện liên kết đoạn thường đứng ở đầu đoạn văn sau nên em tập trung chú ý ỏ vị trí đó để tìm các từ ngữ hoặc câu có tác dụng nêụ quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn. Từ ngữ đó chính là các phượng tiện chuyển đoạn.
2. Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau ?
a) Đoạn 1 :
Đoạn 2 : Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tấc dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tấc mà nhìn nhận vấn đề...
(Theo Hoài Thanh)
b) Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn đứng Ở hàng đầu của cuộc đâu tiranh : đấu tranh với địch củng như đấu tranh về tư tưởng.
Là nghệ sĩ, tôi muôn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật Tôi đã nói : Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi nói thêm : Xuân Diệu là một nhả thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên Ổn và không để cho chúng ta yên Ổn.
(Theo Tế Hanh)
a) Hai câu đầu của đoạn 2 có tác dụng liên kết với đoạn trước (nhắc lại nội dung đã trình bày ở đoạn 1) và giới thiệu nội dung sẽ triển khai ở đoạn 2.
b) Câu đứng đầu của mỗi đoạn có mô hình kết cấu trùng lặp cùng một số từ ngừ được lặp lại có tác dụng liên kết các đoạn văn với nhau.
3. Bài tập 2, trang 54 - 55, SGK.
Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chồ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn.
a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
(…) oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(từ đó, từ nãy, từ đấy)
b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
(…) : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.
(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)
(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)
c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
(…) điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
(nhưng, song, tuy nhiên)
Advertisements (Quảng cáo)
d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
(…) Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học?
(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)
(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)
Các từ ngữ chuyển đoạn đã được cho sẵn trong ngoặc đơn dưới mỗi bài tập. Em hãy chọn lấy từ ngữ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
a) Từ đó
b) Nói tóm lại
c) Tuy nhiên
d) Thật khó trả lời
4. Thay thế từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn sau đây bằng các từ ngữ tương đương :
a) Năm 1859, thành phố Gia Định quê hương của Nguyễn Đình Chiểu bị giặc chiếm. Nguyễn Đình Chiểu rời bỏ Gia Định, tản cư về quê vợ ở Cần Giuộc. Năm 1861, Cần Giuộc lại bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại cùng bạn bè, vợ con tản cư đi Ba Tri. Giữa lúc đó, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng cắt dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp...
(Đặng Thai Mai)
b) Hẳn không có ai làm thơ như Bác. Thơ tứ tuyệt mà đến câu thứ ba vẫn chưa tìm ra thơ. Nhưng khi câu cuối cùng đột ngột vút lên một cách vô cùng sảng khoái thì toàn bộ bài thơ bộc lộ rất rõ tầm trạng náo nức rất vui của Bác Hồ trong không khí chiến thắng của dân tộc mùa xuân 1968...
Cho nên thơ Bác vừa rất dễ lại vừa rất khó. Đối với người đọc cũng thế đối với nhà thơ cũng vậy...
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Để liên kết đoạn và nêu mối quan hệ giữa chúng với nhau, nhiều khi có thể dùng một số phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Đó là các từ ngữ đồng nghĩa. Như vậy, để thay thế các phương tiện liên kết, em cần xác định phương tiện liên kết có trong văn bản có ý nghĩa gì rồi tìm các phương tiện đồng nghĩa khác để thay thế.
Ví dụ : ở đoạn văn (a), phương tiện để chuyển đoạn chính là tập hợp từ đóng vai trò trạng ngữ : "giữa lúc đó”. Em tìm các trạng ngữ đồng nghĩa với trạng ngữ này như : trong năm đó, cũng trong thời gian đó, cũng trong năm đó... và chọn lấy một để thay thế.
5. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.
a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên ” đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.
/../ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn ” Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...
(Theo Ngữ văn 7, tập hai)
b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê’ văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế..
/.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.
(Theo Hoài Thanh)
Để có thể tìm và điền các phương tiện chuyển đoạn phù hợp, em cần tìm chủ đề của từng đoạn văn được nối, xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. Dựa vào quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, em tìm các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đó và lựa chọn lấy một phương án tốt nhất để điền vào chỗ trống.
Ví dụ : Đoạn trích (a) gồm hai đoạn văn. Đoạn 1 khẳng định vai trò của việc học thầy, đoạn 2 lại nói về tác dụng của việc học bạn. Hai ý này có quan hệ đối lập nhau nên phương tiện chuyển đoạn phải là các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập như : nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế... Em cần chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống.
6. Những câu chuyển tiếp ý giữa các đoạn văn được dẫn dưới đây đã phù hợp chưa ? Nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp.
a) Trong những bài thơ về mùa thu, có lẽ một trong những bài hay nhất là Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Để hiểu rõ hơn về giá trị của bài thơ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.
Đến với thơ mùa thu Việt Nam, chúng ta sẽ gặp ở đây bao cảnh buồn. Nào là lá mùa thu, con nai vàng mùa thu, chuyên đò thu, giọt mưa thu. Thu nào cũng mang nỗi buồn man mác. Những cảnh vật này cũng giống như những cảnh vật trong thơ Nguyễn Khuyến, yên tĩnh, thơ mộng nhưng đượm buồn, cảnh trời thu thì xanh ngắt, còn “nước biếc trông như từng khói phủ”, và rồi “mây chùm trước giậu hoa năm ngoái, một tiếng trên không ngỗng nước nào”.
b) Ở trên chúng ta đã nói tới tài của Thuý Kiều, bây giờ chúng ta sẽ nói tới sắc của nàng. Nguyễn Du đã mở đầu bức chân dung Thuý Kiều bằng nét bút tuyệt xảo của mình. Nguyễn Du đã dành cho nàng tâm lòng ưu ái đặc biệt. Bằng một loạt những hình thức tu từ như ước lệ, ẩn dụ... Nguyễn Du đã cho ta thấy Thuý Kiều đẹp hơn hẳn Thuý Vân. Nàng đẹp nhưng lại rất mực tài hoa : biết làm thơ, biết đánh đàn, biết hoạ... Tài nào ở nàng cũng rất điêu luyện, cũng thành “nghề” cả.
Em hãy xem xét câu chuyển tiếp ý giới thiệu nội dung ý gì sẽ được triển khai. Các câu trong đoạn tiếp có triển khai đúng ý ấy hay lạc sang ý khác. Nếu lạc sang ý khác thì sai. Nếu sai, em hãy viết lại cho đúng với nội đung mà câu chuyển đoạn đã giới thiệu.