A. Mở bài.
Đặt vấn đề: “Mục đích cuộc sống” — một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, cũng là một vấn đề có tính thời sự với thanh niên hiện nay.
B. Thân bài.
1. Vai trò, ý nghĩa của vấn đề “mục đích cuộc sống”.
- Mục đích cuộc sống là vấn đề của con người mọi thời đại.
+ Ngày xưa: nam chú ý “tu thẫn”, nữ luyện rèn “tứ đức”.
+ Ngày nay: ai cũng muôn thành công trên con đường học tập, lập thân lập nghiệp.
- Nhà văn Pháp Đi-đrô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh sẽ không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì nếu như mục đích tầm thường”.
- Có thể nói mục đích như kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mỗi con người, giúp chúng ta tìm ra lối đi tươi sáng cho tương lai.
Advertisements (Quảng cáo)
- Nếu không có mục đích, ta sẽ bế tấc trên đường đời, sống một cuộc sống vật vờ vô định, sống mà không biết ý nghĩa cuộc sống.
- Mục đích cuộc sống của mỗi cá nhân không chỉ là việc tìm lối đi cho cuộc đời mình, nó còn là nguyện vọng, ý thức phục vụ nhân dân và Tổ quốc.
2. Học sinh với “mục đích cuộc sống”:
- Mục đích cuộc sống là “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, đó là con đường thiết thực để bản thân trưởng thành và giúp Tổ quốc giàu mạnh.
- Làm theo lời căn dặn của Bác: “Thanh niên đừng hỏi nước nhà đã đem lại gì cho mình, mà phải hỏi mình đã làm được điều gì cho nước nhà”.
C. Kết bài.
- Ai cũng có mục đích cuộc sống để tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cuộc sống chỉ đẹp khi ta có mục đích sống đúng đắn, trong sáng.
- Sự gặp gỡ của chúng ta trong “mục đích cuộc sống”: hội tụ lòng yêu đất nước, yêu nhân dân.