Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) “Muối ba năm muối đang còn mặnCó xa nhau đi nữa cũng...

"Muối ba năm muối đang còn mặnCó xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa” Phân tích bài ca dao trên...

Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa - Phân tích bài ca dao sau: "Muối ba năm muối đang còn mặn...Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

          "Muối ba năm muối đang còn mặn

           Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

 Đôi ta nghĩa nặng tình dày

                                     Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mớ

       Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

                 Nó kêu người ở trong làng,

                             Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

Advertisements (Quảng cáo)

       Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

                    Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

                       Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

      Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa củng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

      Hai tiếng “đôi ta” thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.

       Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

i xa”

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: