Sau khi Thuý Kiều đánh tiếng sẽ bán mình để chuộc cha ra khỏi chốn ngục tù, Mã Giám Sính nhờ mối lái dẫn đến, giả danh cưới Kiếu làm vợ lẽ nhưng thực ra là y mua nàng về chỗ nhà chứa của Tú Bà. Biết mình bị lừa, Thuý Kiều quyết liệt chống lại âm mưu nhơ bẩn của chúng. Nàng rút dao quyên sinh nhưng không chết. Trong cơn mê, Thuý Kiểu thấy hồn Đạm Tiên hiện về báo cho biết nàng chưa thoát dược số đoạn trường, nàng đành phải nghe lời dỗ dành của Tú Bà ra tạm ở lẩu Ngưng Bích. Sở Khanh, tên ma cô tay sai của Tú Bà đã lập mưu rủ nàng đi trốn. Kiểu nhẹ dạ nghe theo, bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man và buộc nàng phải tiếp khách làng chơi.
Đoạn trích Nỗi thương mình có thể chia làm hai phần:
Phần 1 (từ câu 1 đến 10): cảnh sống ăn chơi xô bổ ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều.
Phần 2 (từ câu 11 đến hết): Thái độ thở ơ của Kiểu trước con người và cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh thể hiện ý thức về nhân phẩm của nàng.
Trong đoạn trích này, tác giả kể khá kĩ về tình cảnh và tâm trạng của Thuý Kiều khi đã bị biến thành kĩ nữ. Nguyễn Du phải đối diện với một thực tế phũ phàng là xã hội vạn ác đã dồn đẩy nhân vật mà ông trân trọng, yêu mến vào chốn thanh lảu. Làm thế nào để vừa phản ánh được hiện thực mà vẫn không hạ thấp nhân vật, vẫn thể hiện được thái độ thông cảm, xót xa của mình và nói lên dược nỗi đau đớn, tủi nhục của nhân vật?
Bốn câu thơ đầu kể về cảnh Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du đã phát huy thế mạnh của bút pháp ước lệ, các hình thức đối xứng cùng nghệ thuật sử dụng ngôn từ phù hợp để miêu tả sống động bức tranh sinh hoạt đặc trưng chốn lầu xanh:
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Tác giả miêu tả cảnh sống xô bổ, nhơ nhớp chốn thanh lâu bằng những ẩn dụ có hình thức đối xứng như bướm lả / ong lơi, lả gió / cành chim, bằng hình ảnh Cuộc say đầy thảng trận cười suốt đêm và cả điển tích văn chương
vổ Tống Ngọc, Trường Khanh, hai khách phong lưu nổi tiếng, nhầm tô dậm nỗi thương thân, xót phận của Thuý Kiều.
Nhân vật Thuý Kiểu được Nguyễn Du xây dựng thành hình tượng lý tưởng của cái Đẹp và cái Thiện. Khi lâm vào tinh cảnh ô nhục, Thuý Kiểu cố vùng vẫy để tự giải thoát, nhưng càng vũng vẫy thì nàng lại càng bế tắc. Nỗi đau đớn, tủi hờn đối với một thiếu nữ Mai cốt cách, tuyết tinh thẩn như Thuý Kiểu dường như nhân lên gấp bội, vì nàng không bao giờ chấp nhận cuộc sống Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh hoàn toàn trái ngược với nền nếp giáo dục nghiêm cẩn của gia đình mình. Khi thể hiện tâm trạng Thuý Kiều ở lầu xanh, Nguyễn Du đã dồn hết cảm xúc vào ngọn bút. Nhà thơ dã miêu tả thật tài tình tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của Thuý Kiều khi phải đối diện với chính lòng mình. Giữa cái không khí ồn ào, náo nhiệt, lả lơi, dập dìu, sớm đưa, tối tìm ấy, nổi bật lên hình ảnh một nàng Kiều cô đơn, buồn tủi:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình, xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là.
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Advertisements (Quảng cáo)
Thân sao bướm chán ong chường bấy thản!
Khi tinh rượu, lúc tàn canh, đó là những lúc đêm khuya, khách làng chơi đã ra vế hết, chỉ còn một mình Kiếu đòi diện với ngọn đèn chong, sống trong cảnh: Cuộc say đấy tháng, trận cười suốt đêm thì chỉ: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Kiểu mới có những khoảnh khắc hiếm hoi để mình được sống với chinh minh: Giật minh, mình lại thương mình xót xa.
Cái hay của hai câu thơ trên trước tiên lá ở nhịp điệu. Khi / tỉnh rượu / lúc/ tàn canh, nhịp thơ 1 / 2 / 1 / 2 như gợi tửng bước đi chậm chạp của đêm trường. Thời gian và không gian vắng lặng, cô liêu càng gợi nổi niềm xót xa, cay đắng trong lòng người con gái đang lênh đênh lưu lạc nơi đất khách. Đến câu thứ hai, Giật mình / mình lại / thương mình /xót xa, nhịp thơ thay đổi thành 2 / 2 / 2 / 2: Hai chữ Giật mình kết hợp với cách ngắt nhịp dột ngột diễn tả tâm trạng hoang mang, thảng thốt của Thuý Kiểu. Tử mình tuy là thanh bằng nhưng không nhọ nhõm mà gợi cảm giác u uất, nặng nể, bởi nó được lặp lại tới ba lấn trong một câu thơ có nhịp điệu thổn thức nhu tiếng nấc nghẹn ngào khi cố ghim tiếng khóc.
Thuý Kiểu giật mình sợ hãi trước sự đổi thay ghê gớm của sô’ phận và trước tình cảnh thảm hại của mình lúc này. Nhịp điệu, âm hưởng và phép điệp từ kết hợp hài hoà, tự nhiên đã diễn tả thật chính xác tâm trạng trĩu nặng sầu thương của Thuý Kiểu. Đêm khuya thanh vắng, nỗi sầu thương ấy như hiện rõ thành hình, thành khối là chính Thuý Kiểu bằng xương bằng thịt. Tác giả xót thương Thuý Kiểu không may rơi vào chốn bùn nhơ, nơi nhân phẩm bị huỷ hoại, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó, nàng đã tỏ ra ý thức rất rõ về nhân phẩm cao quý của mình. Hai câu thơ tả tâm lí trên có thể coi là tuyệt bút. Đọc đến đây, ai cũng phải ngậm ngùi rơi lệ.
Nỗi thương mình là cảm xúc bao trùm cả đoạn trích. Chỉ mới bước vào tuổi cài trâm chưa được bao lâu, Thuý Kiều đã buộc phải xa cha mẹ, xa tổ ấm gia đình để bước lên cỗ xe định mệnh: Vó cảu khấp khểnh, bánh xe gập ghểnh, lao đi trên con đường mịt mù, vô định. Mặc dù đã đau đớn chấp nhận tinh cảnh ngặt nghèo Thôi đành nhẩm mắt đưa chân, Dề xem con Tạo xoay vần đến đâu. nhưng Thuý Kiều không thể ngờ rằng mình lại rơi vào chốn hang hùm ổ rắn đầy những kẻ bán thịt buôn người trâng tráo và đê tiện đến thế. Nàng lang phải sõng trong cảnh Chân tròi góc biển bơ vơ, không nơi nương tựa,
Không người an ủi, vỗ về, chia sẻ cho vơi bớt nỗi đau. Cô độc giữa lũ quỷ mặt người nên Thuý Kiều luôn có cảm giác Giật mình minh lại thương mình xót xa lả vậy !
Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở mức “hiểu” được tâm trạng Thuý Kiểu mà sâu hơn thế, nhà thơ thực sự rung động trước nỗi khổ tâm của nàng, đồng thời truyền sự rung động mãnh liệt ấy đến trái tim, khối óc người đọc, tạo nên mối dây đồng tinh, đổng điệu.
Thuý Kiều cay đắng nghĩ tới sự đối lập ghê gớm giữa hiện thực đen tối, phũ phàng với quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc: Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ? Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Nàng nhớ lại cảnh sống đầy đủ, êm ấm khi còn ở nhà với cha mẹ trước lúc xảy ra tai hoạ. Còn lúc này, nàng đang bị vùi dập tan tác như hoa giữa đường.
Cuộc sống chốn lầu xanh buộc nàng phải đem tấm thân ngà ngọc làm đổ chơi cho thiên hạ. Bẽ bàng, chua xót và tủi hổ biết bao ! Dĩ vãng tươi đẹp chỉ được gợi lên qua một câu: Khi sao phong gấm rủ là, còn hiện tại đen tối được nhắc đến liên tiếp trong nhiều câu thơ sau đó. Trước kia, Kiều được cha mạ nâng niu quý trọng bao nhiêu thì bây giờ nàng bị bọn người tham ác vùi dập
phũ phàng bấy nhiêu. Sao là từ nghi vấn nhưng lại mang tính chất cảm thán, vừa được dùng trong hình thức đối vừa được dùng ở hình thức điệp: khi sao, giở sao, mặt sao, thân sao, kết hợp với các thành ngữ mà từ ghép, từ láy được xé lẻ rồi đan chéo vào nhau như: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, tạo nên giọng thơ mà nỗi đau đớn ê chề như thấm đẫm trong từng chữ, từng câu.
Những hình ảnh, từ ngữ đối lập đã đặc tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ ê chề của Kiều. Trong đoạn thơ trên, quá khứ đối lập với hiện tại một cách khốc liệt. Đằng sau những ngôn từ, hình ảnh ước lệ hoa mĩ ấy là cơn uất hận không nguôi, là những câu hỏi day dứt, dằn vặt muốn vang vọng tới trời xanh.
Bất công thay, trớ trêu thay là Trời già tai ác! Thực ra, Tạo hoá chẳng nỡ đày đoạ Thuý Kiều - người con gái tài sắc vẹn toàn, mà chính là các thế lực vạn ác trong xã hội đã tàn nhẫn vùi dập nàng xuống bùn đen. Tha độ thờ ơ đến lạnh lùng của Thuý Kiều thể hiện nàng dứt khoát không buông mình theo dòng đục bởi nàng có ý thức sâu sắc về phẩm giá, về nỗi tủi nhục và nỗi đau thân phận của mình.
Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ thường thấy nhưng cảnh và người ở đoạn trích này đậm đặc tâm trạng:
Mặc người mưa Sở mày Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kể,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh có đủ phong, hoa. tuyết, nguyệt, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa (xuân : hoa, hạ : gió, thu : trăng, đông: tuyết), nhưng trước những cảnh đẹp đó, Thuý Kiều vẫn dửng dưng, bởi trái tim nàng đã bị nỗi đau khổ tủi hờn làm cho giá lạnh.
ở lẩu xanh còn có đủ các thú vui: Đòi phen nét vẽ, câu thơ, Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa... nhưng các thú vui cẩm, kì, thi, hoạ ấy vốn đã quá quen thuộc đối với Kiểu giờ đây đều trở nên vô nghĩa:
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai ?
Tác giả đã thấu hiểu và miêu tả chính xác tinh cảnh của Kiều lúc bấy giờ. Những từ vui gượng, thờ ơ, ngẩn ngơ thể hiện tâm trạng chẳng mặn mà, thậm
chí bẽ bàng của Thuý Kiều trước thực tại. Một người vốn hồn nhiên, trung thực như nàng mà lại phải vui là vui gượng để chiểu khách làng chơi thì nỗi tủi, nỗi sầu càng sâu sắc, thấm thía.
Dưới ngòi bút miêu tả sinh động của Nguyễn Du, không chỉ quá khứ đối lập với hiện tại mà trong hiện tại cũng đầy rẫy mâu thuẫn. Cuộc đời kĩ nữ nhìn bề ngoài tưởng chừng thanh cao, tao nhã:
...Đòi phen gió tựa hoa kể,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trâng thâu;
...Dòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Nhưng thật ra tất cả cảnh đẹp, thú vui ấy chỉ là binh phong che đậy cho sự nhơ nhớp, bẩn thỉu của chốn lẩu xanh mà thôi.
Bằng sự thông cảm thực sự và tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết lên hai câu thơ có ý nghĩa khái quát nhất về mối liên hệ tương đồng giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Đoạn trích ‘Nỗi thương mình chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về quá trình tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại. Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thán an phận thủ thưởng, cam chịu và nhẫn nhục. Nhưng khi nhân vật: Giật mình mình lại thương mình xót xa thì điều này đã bao hàm ý nghĩa “cách mạng”, chứng tỏ con người bước đầu đã có ý thức vé phẩm giá, nhân cách, tức là ý thức về quyền sống của bản thân. Thương thân, xót phận là một hiện tượng khá phổ biến trong thơ văn thế kỉ XVIII, nhưng Nguyễn Du viết về chủ để này thấm thìa hơn, sâu sắc hơn so với các tác giả khác. Sự thương mình chính là nền tảng của lòng thương người. Văn học dân gian có câu: Thương người như thể thương thân là vì thế. Không thể có tinh thương sâu sắc, chân thành dành cho người khác nếu không có ý thức về bản thân, không biết thương xót chính bản thân mình.