I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc tại làng Ngái (Chi Ngại), huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông mất ngày 19 – 9 – 1442, tức 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, trong vụ án Lệ Chi Viên (tức vụ án Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc Bắc Ninh), vụ án tru di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Ông là nhà văn hoá, nhà thơ lớn của dân tộc, người mở đầu cho sáng tác thơ Nôm ở Việt Nam. Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc trong tập Quốc âm thi tập, một tập thơ Nôm được xem là cổ nhất.
2. Về Quốc âm thi tập
- Là tập thơ Nôm sớm nhất còn lại đến hôm nay. Nó là một “bông hoa nghệ thuật đầu mùa” của thơ ca Tiếng Việt.
- Về nội dung, Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi (lí tưởng nhân nghĩa ; lòng yêu nước, thương dân ; tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống,…).
- Về nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập vận dụng một cách thành thục thể thơ thất ngôn đường luật của Trung Quốc. Tuy nhiên, có chỗ Nguyễn Trãi lại chen vào một số câu thơ lục ngôn thích hợp (một sự phá cách trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ).
2. Bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. Bài thơ mang vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, có sự đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) và bài thơ thất ngôn (bảy chữ).
II. SOẠN BÀI
1. Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diển tả ra sao?
- Các động từ diễn tả trạng thái của cảnh tập trung trong sáu câu thơ đầu:
Hòe lục đùn đùn tán rợp dương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương...
- Trạng thái của cảnh ngày hè (các từ gạch chân) được diễn tả rất sông động.
2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.
- Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lụa, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương). Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng "lao xao” của "chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ; dắng dỏi) của ve sầu nghe như tiếng đàn (cầm ve) từ trên lầu dưới ánh nắng chiều.
- Trong bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tói con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen... không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con ngưòi. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà (Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ), cái ao (trì) (Hồng liên trì đã tiễn mùi hương), và cả ngôi lầu (Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương). Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng ngưòi được nghe từ xa (Lao xao chợ cá làng ngư phủ)...
- Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị: hài hòa giữa con người với cảnh vật, là tất cả những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam.
3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ây, anh (chị) thấy nhà thơ có tâm lòng như thế nào đôi với thiên nhiên.
- Nhân vật trữ tình nhàn rỗi, ngồi hóng mát. Nhà thơ tập trung những giác quan thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. Đó là mầu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lu và hương thơm của loài sen. Mùa hè có tiếng ve kêu... Thiên nhiên càn-g hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của úc Trai.
Advertisements (Quảng cáo)
- Cảnh vật rất gần gũi vối đời thường. Nó gắn bó với con người không xa lạỀ Nó cũng như quả núc nắc, luông mùng tơi, bè rau muông, cây chuôi, cây mía. Tất cả đã đi vào thơ của Nguyễn Trãi. Thi liệu ấy đủ diễn tả tâm hồn bình dị sang trọng, đẹp như thiên nhiên, nặng tình với đất nước. Hơn nữa những động từ: hóng mát, đùn đùn, phun, tiễn... diễn tả cảnh ngày hè thật sôi động như tấm lòng sôi nổi của nhà thơ.
- Nhà thơ dùng từ "rỗi” cũng như rỗi, nhàn. Song đây chỉ là cách nói bởi chẳng có lúc nào Nguyễn Trãi cảm thấy nhàn rỗi cả, ngay những lúc về sông ở Côn Sơn ông đã bộc bạch điều này. "Nương thân dưói mái nhà tranh tưởng yêu lúc tuổi già. Nhưng cứ nghĩ tới đám dân xanh đầu lòng lại phải lo trước. Thì ra ngôn nhàn mà tâm bất nhàn. Điều ấy Nguyễn Trãi đã thể hiện ở hai câu thơ cuối bài.
4. Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đôi với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.
- Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.
- Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng mong muôn như thế. Đủ thấy tư tưởng tình cảm của Nguyễn Trãi như thế nào đối với đất nước, nhân dân. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.
- Đồng thòi câu thơ cũng có nghĩa là: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sông thái bình, nhân dân giàu đủ khăp bốn phương. Đây là lòi ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.
- Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lòi khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chầm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc’ của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).
- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.
- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.
5. Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ. vẻ đẹp của tâm hồn Nguyên Trãi qua bài thơ.
- Bài thơ tả cảnh ngày hè, trước hết phải lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên. Đằng sau cảm hứng chủ đạo đó, ta mới thấy lòng yêu đời, tình yêu sông nước hay khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân
- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.
- Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khoẻ khoắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ
a. Xác định thể loại bài viết: phân tích - chứng minh
b. Nội dung: Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân đất nước của Nguyễn Trãi.
Để làm nổi bật được vẻ đẹp của tâm hồn tác giả, anh/chị cần phân tích và làm sáng tỏ những ý sau:
- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sông của ngày hè được gợi tả một cách sống động, cho thấy sự cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả.
- Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.
+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.
+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.