Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trang 135...

Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trang 135 Văn 10, Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ...

Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trang 135 SGK Ngữ văn 10. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên hiện tượng, sự vật khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nói cách khác, ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa hai đối tượng.

Ví dụ:

Đến đây mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thi đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

(Ca dao)

b. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:                               

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

2. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

a. Về cơ chế chuyển nghĩa

Hoán dụ cũng giống như ẩn dụ có cùng một cơ chế chuyển nghĩa đó lí chuyển đổi tên gọi (gọi tên sự vật, hiện tượng này làm tên gọi sự vật hiện tượng khác) song vẫn có sự khác biệt:

- Ẩn dụ dựa trên cơ sở hai đốì tượng giống nhau ở một phương diện nào đó.

- Hoán dụ dựa trên cơ sở hai đôi tượng ở gần nhau hoặc có quan hệ gần gũi với nhau. Chủ yếu mối quan hệ gần gũi này được xác định trong không gian: đối tượng ở sát nhau, đan vào nhau hoặc bao chứa nhau, cái này là bộ phận, hoặc là kết quả, là biểu hiện cụ thể... của cái kia.

b. Về ý nghĩa từ vựng

- Trong hoán dụ, ý nghĩa từ vựng của từ được sử dụng nhận được một ý nghĩa bổ sung mới, tức là nghĩa gốc của từ đó được mở rộng.

- Trong ẩn dụ, từ ngữ được sử dụng thường chỉ là một trong những biến thể từ vựng ngữ nghĩa của từ đó được hiện thực hoá, tức là ý nghĩa của từ bị thu hẹp.

c. Về tác dụng

Hoán dụ và ẩn dụ đều nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho nội dung diễn đạt song mỗi biện pháp lại đem đến những giá trị nhận thức và biểu cảm riêng:

- Hoán dụ: Tuy tác dụng của hoán dụ được nêu là “nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” song trong thực tế nhiều hoán dụ nặng về nhận thức, nghĩa là tác dụng của nó chỉ nhằm góp phần làm cho ý câu được hiểu dễ dàng hơn, nhờ sự chọn lựa để hoán dụ để làm cho ý được tập trung hơn.

- Ẩn dụ: Nếu sức nặng của hoán dụ nghiêng về nhận thức thi ẩn dụ lại là một biện pháp tu từ giàu khả năng biểu cảm. Ẩn dụ tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng thú vị tác động vào trực giác, cảm xúc... của người nhận và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. ẨN DỤ

Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời

- Ở câu 1: Thuyền - bến là hai hình ảnh luôn gắn bó với nhau. “Thuyền ’ gợi sự di chuyển, vận động được dùng để chỉ hình ảnh con trai. “Bến” gợi sự cố định, phù hợp để chỉ hình ảnh ngươi con gái với phẩm chất thuỷ chung.

- Ở câu 2 “Cây đa bến cũ” cũng là những hình ảnh gợi sự cố định, khó thay đổi. Còn “con đò” gợi sự vận động - di chuyển. Vì vậy, các hình ảnh “Cây đa bến cữ’ và “con đò” cũng chỉ hình ảnh những người có quan hệ, có tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau do hoàn cảnh khách quan.

Thuyền và con đò về bản chất đều là phương tiện chuyên trở trên sông (vật di động, chuyển dịch); bến và bến cũ đểu là địa điểm cố định. Song chúng có điểm khác nhau, thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đốì tượng là chàng trai và cô gái với tình yêu son sắt thuỷ chung. Còn bến và đò ở câu 2 lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó đã phải xa nhau, chỉ còn lại nỗi ngậm ngùi, buồn tiếc.

Để hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên, cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con ngưòi với các sự vật.

Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn du trong những đoạn trích (SGK, câu 2, trang 135, 136)

a. Trong hai câu thơ của Nguyễn Du xuất hiện hai hình ảnh ẩn dụ

- Quyên (chim quốc) là ẩn dụ, vì được dùng như từ chỉ người.

Tác dụng: miêu tả tiếng chim quyên gọi hè thêm sinh động và có hồn.

Advertisements (Quảng cáo)

- Lửa lựu: từ “lửa” là ẩn dụ vì dùng để chỉ bông hoa đỏ.

Tác dụng:

miêu tả bông hoa lụa mùa hè thêm ấn tượng về màu sắc.

b. Ẩn dụ trong đoạn trích

-... thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra từ sự phè phổn, thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn, vài tình cảm gầy gò của cá nhân “co rúm lại”. Chúng tôi muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc - làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sông trưốc kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

Ẩn dụ: làm thành ngưòi để chỉ con người mới sống độc lập tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình. Kết hợp với các ẩn dụ (gạch chân) để nói về chức năng của văn nghệ một cách mạnh mẽ.

Hình ảnh ẩn dụ tiếng “chim chiền chiện” hót và “giọt (mưa xuân) long lanh rơi” là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, mỗi sự vật nhỏ bé đều tượng trưng cho cuộc sông đáng yêu. Cho thấy sự cảm nhận tinh thế của nhà thơ trước cuộc đời.

c. “Thác” là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho những khó khăn, thử thách của cuộc đời và của cách mạng mà con ngưòi cần phải đối diện, phải vượt qua.

- “Chiếc thuyền” hình ảnh con người và nghị lực của con người.

Tác dụng: giúp cho việc thể hiện những khó khăn thêm sông động, mạnh mẽ, thể hiện con ngưòi và thái độ vượt khó của con người thêm sinh động

d. “Phù du” là hình ảnh ẩn dụ, được dùng để diễn đạt những gì trôi nổi, phù phiếm không có giá trị. Đó chính là chặng đường thơ trước cách mạng của Chế Lan Viên.

-   “Phù sa” hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông - cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.

Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chặng đưòng thơ thêm sinh động.

Câu 3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ

HS quan sát những sự vật xung quanh để viết những câu văn có ẩn dụ

Tham khảo ví dụ:

- Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan, sau ki mưa dầm, vui như nôi lại chiêm bao đứt quãng (Nguyên Tuân).

- Đi chệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư sản (Trường Chinh).

II. HOÁN DỤ

Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137)

a. Dùng các cụm từ “đầu xanh”, “má hồng” nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thuý Kiều.

- “Áo nâu” - hình ảnh những người nông dân lao động ở nông thôn, “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị.

b. Để hiểu được đúng đổi tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng.

Quan hệ gần nhau trong hai trường hợp trên là:

- Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể, như đầu xanh, má hồng với cơ thể.

- Quan hệ giữa bên ngoài .với bên trong, trong áo nâu, áo xanh với ngưòi mặc áo.

Câu 2. Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137)

a. Hai câu thơ có cả hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.

- Hoán dụ là “thôn Đoài”, “thôn Đông” (dùng thôn để nói ngưòi trong thôn: quan hệ giữa vật chứa và cái được chứa)

- Ẩn dụ là “cau” và “trầu không” dùng để nói tình cảm trai gái (vì cau trầu dùng vào việc cưói hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có môi tương đồng với đôi trai gái.

b. Cùng với về nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ trên khác với câu ca dao“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”... ở chỗ: câu thơ Nguyễn Bính vừa có ẩn dụ, vừa có hoán dụ. Đồng thời, ẩn dụ trong câu thơ Nguyễn Bính kín đáo là “lấp lửng” hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ rệt.

Câu 3. Quan sát sự vât, nhân vât quen thuộc, sử dung phép tu từ ẩn dụ hoăc hoán dụ để viết môt đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.

Ví dụ: Cơn bão số một đã đi qua, sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hằng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng gia đình tan nát... Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh...

- Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.

-Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày

- Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được mất mát, đau thương.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: