Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10, Viết câu...

Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10, Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết....

Văn bản (tiếp theo) – Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10. Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết.

Advertisements (Quảng cáo)

LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc đoạn văn (mục 1, SGK trang 37) và thực hiện các yêu cầu

a. Đoạn văn gồm 5 câu, có một chủ đề thông nhất, câu chốt đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau)

– Môi trường có ảnh hưởng tối mọi đặc tính của cơ thể.

– So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau.

(Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng)

b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

–  Câu 1: Câu chủ đề nêu luận điểm: Giữa cơ thể và môi trường có mối ảnh hưởng qua lại với nhau.

–   Câu 2, 3: liên kết ý khai quát với các dẫn chứng.

–    Các câu 4, 5: chứng minh cho chủ đề thể hiện trong câu 1 (ảnh hưởng của môi trường đốì với cơ thể).

c. Đặt nhan đề cho đoạn văn: Có thể là Cơ thể vổi môi trường.

Câu 2. Sắp xếp các câu (SGK tr. 28) thành một văn bản hoàn chỉnh và đặt nhan đề:

– Sắp xếp: 1 – 3 – 4 – 5 – 2

– Nhan đề có thể là: Bài thơ Việt bắc của Tố Hữu.

Câu 3. Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết.

a. Gợi ý một số nội dung cho đoạn văn sẽ viết:

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.

– Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra sụt lở, lụt lội, hạn hán kéo dài.

– Các sông, suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy.

– Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch xử lí hàng ngày.

– Phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không đúng theo quy định. Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của loài người.

b. Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu.

Câu 4. Đơn xin phép nghỉ học 

HS chú ý các nội dung:

–  Đơn gửi thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp, hoặc hiệu trưởng nhà trường Cương vị ngưòi viết: HS của lớp, của trường

–  Mục đích viết đơn: Đề xuất nguyện vọng (nghỉ học)

–  Nội dung cơ bản của đơn: Trình bày lí do xin nghỉ học, thòi gian, địa điểm nghỉ học và lời hứa.

–  Kết cấu của lá đơn:

Các mục chính

Advertisements (Quảng cáo)

Ví dụ

Quốc hiệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thời gian, địa điểm viết đơn

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2011

Tên đơn

Đơn xin phép nghỉ học

 

Người nhận

Tên em là: Nguyễn Thị Phương

Xưng danh, địa chỉ) nếu cần

Học sinh tổ 2, lớp 10B

Nội dung chính:

– Lý do xin nghỉ

– Đề đạt nguyện vọng:

– Thời gian, địa điểm nghỉ học (nếu cần)

Hôm nay, em bị ốm, không thể tới trường được.

Em viết đơn này, xin phép thầy chủ nhiệm cho em được nghỉ học.

Thời gian: 2 ngày, 13 và 14 tháng 3 năm 2011.

Lời hứa

Em xin hứa sẽ ghi chép bài và hoc bài đầy đủ.

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Kí và ghi rõ họ tên

Người viết đơn Học sinh Lê Thị Thu Hoài