Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Cánh diều Câu 9.6 trang 26 SBT Hóa 10 – Cánh diều: Hãy ghép...

Câu 9.6 trang 26 SBT Hóa 10 - Cánh diều: Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp Cột A Cột B Ne...

Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Vận dụng kiến thức giải Câu 9.6 trang 26 - Bài 9. Quy tắc octet - SBT Hóa 10 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp

Cột A

Cột B

a) Ne (Z = 10)

1. có xu hướng nhận thêm 1 electron.

b) F (Z = 9)

2. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng là 8 electron bền vững

c) Mg (Z = 12)

3. có xu hướng nhường đi 2 electron

d) He (Z = 2)

4. có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 2 electron bền vững

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Bước 1: Xác định vị trí nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bước 2: Xác định vị trí khí hiếm gần nhất với nguyên tố đó

+ Nếu khí hiếm đứng trước nguyên tử của nguyên tố đang xét → cho đi (trừ đi) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

+ Nếu khí hiếm đứng sau nguyên tử của nguyên tố đang xét → nhận thêm (cộng thêm) số electron = sự chênh lệch vị trí giữa hai nguyên tố

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bước 1: Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

He

2

Mg

Advertisements (Quảng cáo)

F

Ne

3

4

5

6

- Bước 2:

+ Nguyên tố Helium là khí hiếm ở ô số 2 → d - 4

+ Nguyên tố Neon là khí hiếm ở ô số 10 → a - 2

+ Nguyên tố Magnesium (ô số 12) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Magnesium sẽ cho đi 12 - 10 = 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất → c - 3

+ Nguyên tố Fluorine (ô số 9) có vị trí gần với khí hiếm Neon (ô số 10) nhất

→ Nguyên tử của nguyên tố Fluorine sẽ nhận 10 - 9 = 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất → b - 1

Advertisements (Quảng cáo)