Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Nhận biết 16.2 trang 42, 43, 44 SBT Hóa 10 – Kết...

Nhận biết 16.2 trang 42, 43, 44 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Iron có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?...

Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0. Lời giải bài tập, câu hỏi Nhận biết 16.2 - Bài 16. Ôn tập chương 4 trang 42, 43, 44 - SBT Hóa 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Iron có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. Fe2O3.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa

- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0

- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0

- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó

- Quy tắc 4:

+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)

+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)

Advertisements (Quảng cáo)

+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1

+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2

+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3

+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đặt x là số oxi hóa của Fe

- Trong Fe(OH)3, ta có: x.1 + (-1).3 = 0 ” x = +3

- Trong FeCl3, ta có: x.1 + (-1).3 = 0 ” x = +3

- Trong FeSO4, ta có: x.1 + (-2).1 = 0 ” x = +2

- Trong Fe2O3, ta có: x.2 + (-2).3 = 0 ” x = +3

=> Đáp án: C